II Khấu hao cơ bản 1,301,54
a) Nguyên nhân từ phía Ngân hàng
- Kế hoạch hoạt động cũng như chiến lược kinh doanh của Chi nhánh đều chịu sự chi phối của NHCT Việt Nam nói riêng và Nhà nước nói chung dẫn đến tính độc lập của Chi nhánh còn hạn chế, Chi nhánh sẽ không tự quyết định cho vay mà luôn chịu sự chi phối của các cấp trên theo những chỉ tiêu đã đề ra.
- Nội dung và phương pháp thẩm định tài chính dự án còn quy định chung chung, chưa cụ thể.
- Chưa có sự hợp lý trong khâu tổ chức thẩm định. Chưa có sự chuyên môn hoá một cách sâu sắc nên CBTĐ đồng thời cùng một lúc phải đảm nhận thêm công việc quản lý theo dõi các khoản vay dẫn đến hiệu quả làm việc không cao, thời gian phân bổ không hợp lý. Mô hình hoạt động kết hợp giữa phòng tín dụng và phòng thẩm định cũng là một nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong khâu thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn.
- Một trong số những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại trong kinh doanh đó là con người. Nhưng thực tế số lượng CBTĐ hiện nay ở Chi nhánh NHCT Thanh Xuân còn thiếu, chất lượng không đồng đều, việc quy hoạch cán bộ chưa được chú trọng bố trí, sắp xếp. Chính vì thế trong thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn, nhiều quyết định còn mang tính chủ quan, chưa sử dụng được những phương pháp phù hợp, chưa phân tích kỹ càng khi đi sâu vào từng nội dung của thẩm định tài chính dự án.
- Nguồn thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định tài chính dự án đầu tư chưa đầy đủ và độ chính xác chưa cao. Khả năng dự báo thị trường còn non yếu.
- Cơ sở vật chất và mạng lưới phục vụ hoạt động cho vay còn nhiều bất cập. Vẫn sử dụng những phương pháp thủ công như các phần mềm phục vụ công tác thẩm định. Chưa áp dụng những phương pháp, phần mềm phục vụ cho thẩm định rất hữu hiệu, tiết kiệm thời gian, chi phí như phương pháp biểu đồ GANTT, đường găng CPM hay các phần mềm phân tích tài chính, thống kê.
- Trong quá trình thẩm định đôi khi vẫn còn nhiều quyết định mang tính chủ quan. Ngân hàng chưa thu thập đầy đủ thông tin đánh giá, trình độ nghiệp vụ còn non yếu, chưa đánh giá được mục đích sử dụng vốn vay, tư cách khả năng quản lý điều
hành của chủ doanh nghiệp qua tiếp xúc sơ bộ hồ sơ. Khi đi kiểm tra thực tế, cán bộ thẩm định chưa chuẩn bị kỹ càng khi xuống kiểm tra, kiểm tra còn hời hợt.
- Việc kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh (SXKD) và TSĐB nhiều khi chỉ là hình thức, đối phó cho đúng qui định của Ngân hàng, các phiếu kiểm tra được lập thường xuyên và được bổ sung vào hồ sơ lưu trữ, nhưng nhìn chung đều thiếu những đánh giá, phân tích một cách chính xác khả năng trả nợ của khách hàng để có biện pháp xử lý thích hợp trước khi rủi ro có khả năng xảy ra.
- Áp lực hoàn thành công việc về mặt tiến độ nên có một số dự án, cán bộ bỏ qua một số bước, chỉ chú trọng vào những chỉ tiêu, phương pháp cơ bản. Đặc biệt trong khâu thẩm định về khía cạnh kỹ thuật, các CBTĐ thường gặp rất nhiều khó khăn do đa số cán bộ đều tốt nghiệp những trường đại học khối kinh tế.
* Như vậy, có thể thấy rằng, kinh nghiệm trong thẩm định dự án đầu tư trung và dài
hạn chưa nhiều. Điều này cũng dễ hiểu do Chi nhánh chưa tập trung vào loại hình cho vay trung và dài hạn, chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn, giải quyết các vấn đề trước mắt tạm thời của doanh nghiệp.