1.2.4.1 Tổng quan về các nội dung thẩm định DADT tại NHCT ThanhXuân. Xuân.
Về phía NHCT, với tư cách là đơn vị cho vay vốn, việc thẩm định dự án đầu tư sẽ tập trung chủ yếu phân tích, đánh giá khía cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Các khía cạnh khác như hiệu quả về mặt xã hội, hiệu quả kinh tế nói chung cũng sẽ được đề cập tới tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu của từng dự án.
Các nội dung chính khi thẩm định dự án mà CBTD ở NHCT Thanh Xuân phải tiến hành phân tích, đánh giá bao gồm:
• Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án.
Bất kỳ một dự án đầu tư xin vay vốn nào khi tiếp nhận thẩm định thì CBTĐ cũng phải xem xét tổng quan về dự án để nắm những thông tin cơ bản nhất, định huớng công việc cho những bước tiếp theo của mình. Trước hết, CBTĐ ở Ngân hàng sẽ xem xét sự phù hợp của dự án với các quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng thông qua việc kiểm tra các giấy phép đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Song song với quá trình đó, CBTĐ tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng bao gồm: Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ khoản vay, Hồ sơ dự án đầu tư, Hồ sơ bảo đảm tiền vay để đánh giá khía cạnh pháp lý của dự án đầu tư vay vốn.
Sauk hi có kết quả thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án, nếu đầy đủ và theo đúng yêu cầu, tiêu chí của NHCT Thanh Xuân, CBTĐ mới đi tiếp vào thẩm định chi tiết các nội dung của dự án đầu tư vay vốn.
• Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án.
Thẩm định khía cạnh thị trường có vai trò quan trọng và ý nghĩa hết sức to lớn, là cơ sở giúp CBTĐ tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án đặc biệt trong việc thẩm định doanh thu và chi phí của dự án đầu tư. Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán: Mức huy động công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm.CBTĐ khi tiến hành thẩm định khía cạnh thị trường của dự án tập trung vào các nội dung sau.
- Đánh giá tổng quan về cung cầu sản phẩm của dự án ở hiện tại và dự báo cung cầu thị trường trong tương lai về sản phẩm của dự án.
- Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm của dự án. - Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối.
• Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án.
Thẩm định kỹ thuật là bước thẩm định được CBTĐ tiến hành sau thẩm định thị trường và đây là tiền đề cho việc Ngân hàng thẩm định khía cạnh tài chính dự án đặc biệt là khi thẩm định tổng mức vốn đầu tư và thẩm định chi phí của dự án. Không có số liệu của nghiên cứu kỹ thuật thì không thể nghiên cứu mặt tài chính. Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp. CBTĐ ở đây khi tiến hành thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án tập trung vào các nội dung sau:
- Địa điểm xây dựng.
- Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án. - Công nghệ, thiết bị.
+ Tổng dự toán/ dự toán của từng hạng mục công trình, có hạng mục nào cần đầu tư mà chưa dự tính hay không, có hạng mục nào chưa cần thiết phải đầu tư hay không.
+ Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợp với thực tế hay không.
• Thẩm định khía cạnh tổ chức, quản lý thực hiện dự án.
Các CBTĐ khi tiến hành thẩm định khía cạnh tổ chức, quản lý thực hiện dự án thường thẩm định trên các mặt sau:
- Thẩm định kinh nghiệm, tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án. Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành công nghệ, thiết bị mới của dự án.
- Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án: Số lượng lao động dự án cần, đòi hỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án.
Cuối cùng và cũng là nội dung quan trọng nhất của công tác thẩm định dự án đầu tư chính là thẩm định khía cạnh tài chính dự án. Đây là trọng tâm đề tài nghiên cứu này.
• Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án
Đây là khâu quan trọng nhất trong quá trình thẩm định và có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay của Chi nhánh. Những phân tích, đánh giá ở phần trên sẽ được lượng hóa thành những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án. Sau khi thẩm định khía cạnh tài chính của dự án cũng như có kết quả về việc thẩm định những nội dung đã phân tích ở trên, các CBTĐ có thể đưa ra các đánh giá nên hay không nên cho vay để các cấp có thẩm quyền phê duyệt và thông qua.
- Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: Phần này sẽ được đưa vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn ( lãi, phí vay vốn cố định), chi phí sữa chữa tài sản cố định, khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm, nợ phải trả.
- Căc cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án ( phần tài chính doanh nghiệp) để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm.
- Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của dự án đối với Ngân sách.
...