Kế toán tổng hợp tăng nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dược phẩm TW 2:

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 2 (Trang 34 - 37)

- Về tài khoản:

2.2.1Kế toán tổng hợp tăng nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dược phẩm TW 2:

2.2.1 Kế toán tổng hợp tăng nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dược phẩm TW 2: TW 2:

Nguồn NVL của Công ty có thể mua trong nước hoặc nhập khẩu. Phương thức thanh toán của Công ty: có thể trả ngay bằng tiền mặt, séc, trả trước, bù trừ, trả chậm cho người cung cấp. Nhưng dù theo dõi theo phương pháp nào kế toán vẫn tiến hành theo dõi trên “Sổ chi tiết thanh toán với người bán” (Biểu 2.9), cuối tháng số tổng cộng trên sổ “Sổ chi tiết thanh toán với người bán” (Biểu 2.9) là căn cứ chuyển lên “NKCT số 5” (Biểu 2.10),

“NKCT số 5” theo dõi từng người bán hoặc từng nhân viên tiếp liệu thường tạm ứng vật tư.

* Mua ngoài trong nước

a. Trường hợp trả tiền ngay Công ty vẫn hạch toán ban đầu như trường hợp trả chậm.

Căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho, kế toán nhập dữ liệu vào máy theo định khoản:

Nợ TK 152: Nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 331: Phải trả người bán

Căn cứ vào các chứng từ thanh toán tiền hàng, kế toán tiến hành nhập vào máy. Nếu thanh toán tiền mặt, định khoản:

Nợ TK 331

Có TK 112

Nếu thanh toán bằng phương thức hàng đổi hàng thì kế toán ghi theo định khoản:

Nợ TK 331

Nếu thanh toán bằng tiền vay ngắn hạn ngân hàng, định khoản: Nợ TK 331

Có TK 311

b. Trường hợp mua vật liệu bằng tiền tạm ứng

Tại Công ty, việc thu mua vật liệu bằng tiền tạm ứng không theo dõi chi tiết TK 141 mà khi cán bộ cung tiêu tạm ứng mua vật liệu lại theo dõi trên sổ chi tiết thanh toán với người bán, cán bộ cung tiêu đóng vai trò như một hộ bán hàng cho Công ty.

Khi người đi mua vật liệu viết đơn xin tạm ứng với chủng loại và số lượng cần dùng đưa lên phòng kế hoạch cung ứng, phòng kế hoạch cung ứng sẽ xem xét và duyệt để chuyển sang phòng Tài chính kế toán, kế toán trưởng ký rồi mới lên phiếu chi theo định khoản:

Nợ TK 331 (Chi tiết cho người tạm ứng) Có TK 111

Khi người tạm ứng mua vật liệu về nhập kho, kế toán định khoản: Nợ TK 152

Nợ TK 133

Có TK 331 (Chi tiết cho người tạm ứng)

Chi phí vận chuyển khi mua vật liệu, việc hạch toán chi phí mua hàng được phản ánh trực tiếp trên NKCT số 1 theo định khoản:

Nợ TK 152

Có TK 111 (Tháng 12 không có CPVC)

* Nhập khẩu

Căn cứ vào các hóa đơn, phiếu nhập kho, kế toán tiến hành nhập vào máy theo định khoản:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu Có TK 331 – Phải trả người bán

Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu) đồng thời phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ:

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu NVL nhập khẩu phải chịu thuế TTĐB thì số thuế TTĐB phải nộp được phản ánh vào giá gốc NVL nhập khẩu:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (bao gồm cả thuế TTĐB) Có TK 331 – Phải trả người bán.

Có TK 3332 – Thuế TTĐB

2.2.1.1. Nhập do tự chế

Đối với vật liệu tự chế như bột nếp, hồ… Việc theo dõi rất đơn giản, kế toán chỉ theo dõi trên sổ nhập xuất vật liệu. Kế toán dùng TK 1546 – Sản phẩm tự chế.

Khi xuất kho NVL để tự chế biến, định khoản:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (1546) Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Khi nhập kho NVL đã tự chế: Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (1546)

Kế toán nhập vào máy các phiếu nhập kho, sau khi nhập liệu máy sẽ ghi vào các sổ “Sổ chi tiết NVL” (Biểu 2.8), “Sổ chi tiết thanh toán với người bán” (Biểu 2.9), “NKCT số 5” (Biểu 2.10), “Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn” (Biểu 2.15), “Bảng tổng hợp hàng nhập” (Biểu 2.16), “Sổ tổng hợp chữ T của một tài khoản” (1511, 1522…) (Biểu 2.18), “Sổ cái tài khoản” (1521, 1522…) (Biểu 2.19).

Biểu 2.13

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 2 (Trang 34 - 37)