Tuy đảm bảo mọi chỉ tiêu nhưng vẫn còn tồn tại một số điểm đó là:
-Sản phẩm dịch vụ tuy có mở rộng về chủng loại nhưng chất lượng phục vụ còn thấp do thiếu trình độ sử dụng công nghệ hiện đại.
- Công tác nghiên cứu thị trường chưa được tiến hành một cách sát sao thậm chí là không có. Dẫn đến việc mất đi khách quen nhưng không tìm thêm được thị trường khách mới nhiều.
- Cơ sở vật chất tuy đã được cải thiện nhiều song còn chưa hợp lý, chưa đồng bộ. Còn nhiều trang thiết bị đã quá cũ nhưng chưa có điều kiện thay mới.
- Chiến lược kinh doanh ở khách sạn Hòa Bình chủ yếu là do Giám đốc phác thảo và phổ biến với ban lãnh đạo rồi tiến hành thực thi. Đôi lúc còn thiếu tính hệ thống, còn bỏ qua nhiều bước như nhận thức về môi trường chỉ trên cơ sở nghiên cứu thông tin và nhìn nhận
của Giám đốc mà thiếu đi một sự nghiên cứu hệ thống mà thường một phần do phòng marketing đảm nhiệm.
- Công ty chưa xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hoàn thiện, thực sự và thực hiện có hiệu quả, do đó không tạo ra được tính tập trung và ưu tiên nguồn lực vào phát triển các mục tiêu chiến lược.
- Công ty thiếu một đội ngũ nhân viên đồng đều về năng lực và trình độ chuyên môn... Chương III
Kiến nghị phương hướng và biện pháp hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại khách sạn Hòa Bình.
I. CáC YÊU CầU PHảI BảO ĐảM KHI TIếN HàNH CÔNG TáC HOạCH ĐịNH CHIếN LƯợC KINH DOANH.
1. Các chiến lược kinh doanh của công ty phải phù hợp với chủ trương, định hướng phát triển của ngành du lịch (Tổng cục Du lịch) và chính sách đường lối của Nhà nước, yêu cầu này đòi hỏi việc hoạch định chiến lược của công ty phải dựa vào các mục tiêu , chủ trương . . . của ngành du lịch coi đây là cơ sở để xây dựng mục tiêu và phương hướng kinh doanh trong thời gian tới.
2. Chiến lược kinh doanh của công ty phải quán triệt và tuân thủ các quy luật kinh tế khách quan và cơ chế thị trường để có một chiến lược đúng đắn và khả thi cao điều này đòi hỏi phải dựa trên việc phân tích, đánh giá khách quan, đầy đủ các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, môi trường vi mô ... nhận thức về thị trường khách du lịch và đố thủ cạnh tranh để điều chỉnh chiến lược.
3. Chiến lược kinh doanh của công ty đảm bảo mục đích tăng cường nguồn lực của công ty về mọi mặt; phân tích đánh giá đúng thực trạng công ty mình kết hợp với nguồn lực có sẵn, và tiềm năng nội công ty mình và những thay đổi bên ngoài nhằm tạo ra một chiến lược bao trùm mọi hoạt động của công ty, tránh hoạch định một chiến lược cục bộ.
4. Chiến lược kinh doanh tết phải đảm bảy tăng vị thế của doanh nghiệp trên thị trường: xác định được loại thế cạnh tranh, tiềm lực mũi nhọn..., đây là yếu tố quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp khách sạn.
5. Chiến lược phải mang tính khả thi cao, phù hợp với doanh nghiệp, không thể khác nếu không khả thi sẽ gây hại lớn cho công ty và những quyết định lớn khi đưa ra vấn đề rất khó thay đổi .
6. Trong việc lập kế hoạch chiến lược kinh doanh yêu cầu tính tập trung dân chủ. Đảm bảo nguyên tắc này thể hiện theo 2 hướng:
+ Kết hợp hữu cơ giữa kế hạch chiến lược tập trung của Nhà nước và kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp lý do:
Thiếu tập trung thì dẫn đến "trăm hoa đua nở" khó kiểm soát. Thiếu dân chủ dẫn đến "cứng nhắc" kém linh động, kém hiệu quả.
+ Việc hoạch định chiến lược kinh doanh thuộc về người đứng đầu công ty hay ban lãnh đạo cao nhất của công ty, điều này nói lên rằng, nếu thiếu tình tập chung dân chủ sẽ dẫn đến tính độc đoán, nhiều lúc quyết định đưa ra thiếu khách quan, kém hiệu quả.
II. QUY TRìNH HOạCH ĐịNH CHIếN LƯợC KINH DOANH TạI Khách sạn Hòa Bình.