Khách sạn có tổng số lao động là 190 người trong đó có 70 nam (chiếm37%) và 120 nữ (chiếm 63% ).
Toàn bộ cán bộ công nhân viên của khách sạn đều được qua đào tạo về du lịch và có kinh nghiệm công tác ít nhất 3 năm. Qua các đợt thi tay nghề do công ty du lịch Hà Nội tổ chức, các cán bộ công nhân viên của khách sạn đều đạt chất lượng khá giỏi và được khách hàng khen ngơị chăng hạn như năm 2000
Số CBCNV đạt danh hiệu LĐG cấp cơ sở : 102 Số đội đạt danh hiệu LĐG cấp cơ sở : 11 Số CBCNV đạt danh hiệu LĐG cấp công ty : 14 Số tổ ,đội đạt danh hiệu LĐG cấp công ty : 01 Số CBCNV đạt danh hiệu LĐG cấp sở : 01
Khách sạn Hoà Bình được Công Ty Du Lịch Hà Nội tặng cờ đơn vị xuất sắc toàn diện năm 2000 và được uỷ ban thành phố tặng bằng khen đơn vị lao động giỏi, Tổng cục Du lịch cấp bằng khen có thành tích suất sắc kinh doanh du lịch trong thời kỳ đổi mới.
-Trình độ cán bộ công nhân viên của khách sạn Hoà Bình được cụ thể như sau: +Đại học và trên đại học : 28 người
+ Trung cấp : 41 người + Công nhân kỹ thuật : 121 người
Có thể thấy tỷ lệ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 15% và tập trung ở các cán bộ chủ chốt, và một số nhân viên lễ tân, tỷ lệ công nhân kỹ thuật chiếm số lượng lớn nhất với 64% tập trung chủ yếu ở bộ phận bếp, các bậc thợ đều ở trình độ bậc cao cấp như
cấp 6, 7, chuyên gia. Còn tỷ lệ trung cấp chiếm 21% đa phần ở bộ phận bàn và bộ phận bar, nhân viên nữ là chủ yếu. Khách sạn Hoà Bình rất chú trọng đến vấn đề nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên nhằm bảo đảm chất lượng phục vụ cho khách cũng như vai trò quản lý của bộ phận lãnh đạo trong khách sạn.
Hàng năm khách sạn Hoà Bình có chính sách như: Cấp kinh phí đào tạo cho cán bộ chư chốt, tham gia các khoá học nghiệp vụ trong và ngoài nước, thời gian đào tạo các khoá học ngắn hạn tại các khách sạn 5* với các nước ngoài. Cụ thể năm 1998 khách sạn Hoà Bình đã tổ chức hai lớp đào tạo về ngoại ngữ cho gần 70 các cán bộ công nhân viên với 2 thứ tiếng Anh, Pháp đạt trình độ giao tiếp thông thường. Do đào tạo đó nên nhà hàng Âu được gọi là nhà hàng Pháp với những nhân viên thông thạo tiếng Pháp. Năm 1999 khách sạn Hoà Bình đã đào tạo 3 nhân viên lễ tân, 4 nhân viên buồng và bàn về trình độ ngoại ngữ, và tạo điều kiện thuận lợi cho 12 nhân viên khác đang theo học tại các trường đại học đào tạo về du lịch và khách sạn, kinh tế, đội ngũ lãnh đạo khách sạn Hoà Bình tham gia lớp bồi dưỡng, quản lý, marketing, quản trị nhân lực, hoạch toán kế toán, tin học ...
*Tuy nhiên khách sạn cũng có những nội quy lao động đối với nhân viên:
-Đối với các trường hợp vi phạm nội quy lao động trong khách sạn có sảy ra nhưng được lãnh đạo kịp thời giáo dục nhắc nhở và sử lý hạ mức lương thưởng hàng tháng, cắt lao động giỏi đến việc thi hành kỷ luật áp dụng theo nội quy lao động đã đề ra . Do đó việc vi phạm ít sảy ra , nhân viên tự giác chấp hành nội quy ,kỷ cương đơn vị được giữ vững , việc thực hiện nội quy lao động của CBCNV trong khách sạn dần dần đi vào nề nếp. Mặc dù có những kỷ luật nhưng khách sạn cũng có khen thưởng tuyên dương cá nhân tiên tiến và tập thể điển hình để động viên người lao động về vật chất cũng như tinh thần.
-Các quy định khác về thời gian làm việc và nghỉ ngơi trong khách sạn thực hiện theo đúng quy định của công ty Du Lịch Hà Nội và Nhà nước như: làm việc 40giờ/1 tuần và 8 giờ /1 ngày, được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương trong các ngày lễ tết quy định, nếu phải đi làm trong các ngày nghỉ theo quy định thì được hưởng lương gấp đôi ngày lương cơ bản. Với những quy định đó các nhà quản lý trong khách sạn phải bố trí ca, kíp một cách
hợp lý cho từng nhân viên, bởi cũng có một số nhân viên có hoành cảnh khó khăn như con nhỏ, nhà quá xa ...Như ở bộ phận bàn được bố trí làm hai ca: ca 1 từ 6 giờ sáng đến 2 giờ chiều ; ca 2 từ 2 giờ chiều đến 11 giờ tối , mỗi ca thường được bố trí từ 3 đến 5 nhân viên, tuy nhiên vào thời kỳ đông khách có thể hơn ở mỗi ca nếu ở ca đó lượng khách đông. Đối với bộ phận lễ tân, buồng, bếp thì còn có thêm một số nhân viên trực ca đêm ,số nhân viên ở ca này ít.
Như vậy có thể nói cơ cấu lao động trong khách sạn Hoà Bình với trình độ đại học còn ít và chủ yếu là nhân viên nữ tham gia trong các bộ phận lao động trực tiếp cũng gây ra không ít khó khăn cho cán bộ quản lý khách sạn. Tuy vậy khách sạn vẫn luôn bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên và bộ phận quản lý hàng năm cùng với đó thực hiện khẩu hiệu”sẵn sàng phục vụ khách hàng”.
Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi, giới tính
Các bộ phận Số lượng lao động (người) Tuổi trung bình Tổng số LĐ nam LĐ nữ Giám đốc 1 1 0 50 Phó giám đốc 3 2 1 45-50 Buồng 35 3 32 30-47 Bàn 21 1 20 32-34 Bar 10 0 10 30-32 Bếp 15 9 6 24-26 Lễ tân 5 0 5 34-35 Mỹ nghệ 7 3 4 35-37 Giặt là 5 1 4 34-35 Hành chính 12 11 1 32-34 Bảo vệ 10 4 6 35-37
Tạp vụ 8 0 8 35 Kế toán tài chính 6 2 4 30-32 Điện thoại 6 1 5 26-27 Massage 8 8 0 36 Vận chuyển 7 2 5 32 May do 10 10 0 35 Tổng 190 70 120