Lịch sử hình thành và phát triển:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở khách sạn Hòa Bình pptx (Trang 34 - 39)

Khách sạn Hòa Bình là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc công ty du lịch Hà Nội. Khách sạn được xây dựng năm 1927 tại 27 Lý Thường Kiệt quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội với diện tích mặt bằng 2500 m. Khởi đầu là một khách sạn hai tầng dành cho các quan chức Pháp với cái tên hấp dẫn: Le spendide( nghĩa là Bồng Lai Thiên Cảnh hay Huy Hoàng ). Là một trong những khách sạn cổ nhất ở Hà Nội như Dân Chủ , Sofitel metrpole. Kiến trúc khách sạn mang những nét phong cách kiến trúc Pháp hấp dẫn độc đáo. Năm 1940 khách sạn được nâng cấp lên thành ba tầng với 47 tầng phục vụ kinh doanh lưu trú. Sau khi hoà bình lập lại, khách sạn chịu sự quản lý của bộ nội thương với đối tượng khách chủ yếu là những đoàn khách quốc tế mang tính ngoại giao và chủ yếu ở các nước XHCN. Tháng 10/ 1969 khách sạn được giao cho công ty du lịch Hà Nội quản lý cho đến ngày nay.

Sau năm 1980 khách sạn Hoà Bình là khách sạn duy nhất tại Hà Nội được đón khách quốc tế vàViệt kiều.

Năm 1986 khách sạn Hoà Bình được nâng cấp thành bốn tầng gồm có 46 phòng kinh doanh dịch vụ lưu trú. Từ sau khi có chính sách mở cửa thì lượng khách việt kiều đến khách sạn Hoà Bình giảm đi nhanh chóng đồng thời lượng khách quốc tế cũng giảm đi nhanh, do nhiều khách sạn trên địa bàn Hà Nội cũng được quyền đón khách quốc tế và việt kiều.

Năm 1993-1996 khách sạn Hoà Bình được cải tạo lại toàn bộ và nâng cấp thành khách sạn ba sao theo tiêu chuẩn quốc tế , đưa tổng số phòng hiện có của khách sạn lên 102 phòng gồm: Hoà Bình I( 88 phòng) và Hoà Bình II 14 phòng).

Từ năm 1998 do tình hình kinh doanh của khách sạn Hoà Bình gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh khốc liệt, khách sạn Hoà Bình quyết định đóng cửa khu Hoà Bình II và chỉ sử dụng 88 phòng ở khu vực Hoà Bình I đồng bộ đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Sản phẩm chính của khách sạn Hoà Bình là kinh doanh các sản phẩm dịch vụ bao gồm: Dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển và các dịch vụ du lịch khác, trong đó dịch vụ lưu trú là dịch vụ đem lại lợi nhuận chính cho khách sạn.

Từ khi thành lập, khách sạn Hoà Bình luôn là một trong những khách sạn lớn hàng đầu của thủ đô Hà Nội và cả nước chính là nhờ ưu thế về vị trí và một kiến trúc đẹp nhất là về chất lượng phục vụ luôn luôn được bảo đảm.

Trong bốn năm trở lại đây khách sạn Hoà Bình phải đương đầu với những khó khăn lớn do khách quan đem lại, thị trường du lịch bão hoà, thị phần khách của khách sạn bị thu hẹp, do sự xuất hiện hàng loạt các khách sạn mới với nhiều ưu thế hơn về qui mô, sự linh động về giá cả cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực khách sạn. Trong tình hình đó tìm ra phương hướng, biện pháp để đảm bảo và nâng cao chất lượng phục vụ luôn là tiêu chí hàng đầu của khách sạn để tạo ra ưu thế cạnh tranh.

2. Bộ máy quản lý của khách sạn:

Giám Đốc hành chính Phó giám kế toán hành Phó giám Phó giám đốc1 Tổ buồng Tổ Bà n Tổ Lễ Tân Tổ Mỹ Nghệ Tổ Ba r Tổ Bảo Dưỡng Tổ Bảo vệ Tổ Dịch vụ

Sơ đồ bộ máy lao động tại khách sạn Hoà Bình

*Giám đốc khách sạn: phụ trách và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của khách sạn đồng thời còn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc công ty du lịch Hà Nội.

*Ba phó giám đốc: chịu trách nhiệm riêng biệt từng bộ phận trong khách sạn với sự

phân công của giám đốc. Các phó giám đốc có trách nhiệm báo cáo kịp thời mọi vấn đề trong từng bộ phận mình phụ trách cho giám đốc. Giám đốc cùng với các phó giám đốc đưa ra các quyết định dựa trên những nghiên cứu và phân tích đánh giá tổng hợp từ các bộ phận trực tiếp sản xuất.

*Các phòng ban chức năng bao gồm:

- Phòng kế toán tài chính:

Tham mưu cho giám đốc về xây dựng kế hoạch: chi phí, doanh thu, mua bán tài sản cố định, công cụ sản xuất cho các bộ phận khác. Chịu trách nhiệm lưu giữ và xử lý các thông tin về tài chính kế toán, lập các kế hoạch kinh doanh, quản lý việc thực hiện các định mức vật tư, cấp phát và lưu trữ vật tư.

- Phòng hành chính tổng hợp:

Chịu trách nhiệm thu thập và xử lý các loại thông tin khác nhau, lập báo cáo định kỳ, quản lý lao động tiền lương và các thủ tục về tổ chức cán bộ, đề bạt nâng lương cho cán

Tổ Bế p Vận Chuyể Thanh Toán Bếp á Bàn á Bếp Âu Bàn Âu Mass age Giặt là May Đo

bộ công nhân viên. Không những thế còn phụ trách các công việc hành chính khác như: điện, nước, xe, tiếp khách...

* Các bộ phận trực tiếp sản xuất, kinh doanh, chế biến trực tiếp cung cấp các dịch vụ:

-Bộ phận buồng:

Là khâu then chốt nhất của hoạt động trong khách sạn, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu và chi phối lớn đến qui mô hoạt động của các bộ phận, dịch vụ khác trong khách sạn. Bộ phận có hệ thống cung ứng vật tư riêng cho việc kinh doanh. Bộ phận bao gồm 35 lao động đa phần là lao động nữ có độ tuổi từ 30 đến 45 với trình độ trung cấp. Trong đó có một tổ trưởng chịu trách nhiệm chung và ba tổ phó chịu trách nhiệm ở ba tầng khác nhau của khách sạn.

Nhiệm vụ của bộ phận buồng là làm vệ sinh, kiểm tra các trang thiết bị có trong phòng, cung ứng các vật dụng cần thiết cho sinh hoạt của khách, tiếp nhận các yêu cầu khác của khách như giặt, là, gửi thư, mua báo, tạp chí. Ngoài ra bộ phận buồng còn chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo vệ tài sản của khách cũng như của khách sạn, giao nhận và hướng dẫn khách xử dụng trang thiết bị trong phòng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Bộ phận lễ tân:

Làm nhiệm vụ đón tiếp và phục vụ ban đầu đối với khách. Có nhiệm vụ thực hiện một số nghiệp vụ sau:

1. Đón nhận và giải quyết các yêu cầu về việc đặt trả phòng cho khách hàng.

2. Nhận các yêu cầu của khách trong thời gian lưu trú và thông báo cho các bộ phận có liên quan.

3. Trông giữ hộ và vận chuyển đồ đạc, hành lý và tài sản cho khách.

4. Tổng hợp các hoá đơn về việc sử dụng tiêu dùng dịch vụ của khách sạn trong toàn bộ thời gian lưu trú của khách để thanh toán khi khách trả phòng.

Ngoài ra bộ phận lễ tân còn thực hiện nhận đặt các tiệc liên hoan, tiệc cưới, hội nghị, ...

Khách sạn có đội ngũ lễ tân trẻ có kinh nghiệm xử lý các tình huống xảy ra bất ngờ trong quá trình giao tiếp đã chiếm được tình cảm của nhiều khách hàng.

-Bộ phận mỹ nghệ:

Kinh doanh các mặt hàng lưu niệm phục vụ khách đồng thời thực hiện việc trang trí phòng trong khách sạn.

-Bộ phận bàn:

Chuyên làm nhiệm vụ đón tiếp, hướng dẫn sắp xếp khách hàng vào bàn ăn và nhận thực đơn theo yêu cầu của khách trong khách sạn đã đặt trước hoặc chưa đặt cũng như khách ở bên ngoài. ở bộ phận này có hai nhà hàng nhà hàng Âu và nhà hàng á.

-Bộ phận bar:

Chuyên phục vụ đồ uống có sẵn cho khách. Khách sạn có ba quầy bar:

 Một quầy bar được đặt ở nhà hàng Âu.

 Một quầy bar được đặt ở nhà hàng á.

 Một quầy bar được đặt tại tầng hai. -Bộ phận bếp:

Có quan hệ trực tiếp với bộ phận bàn, nhận thực đơn yêu cầu do nhà bàn chuyển vào và tiến hành chế biến, sau đó giao lại cho nhà bàn chuyển ra cho khách. Bộ phận bếp có một bếp trưởng và một bếp phó cùng các nhân viên. Giờ làm việc của bộ phận chia làm hai ca, một ca do bếp trưởng phụ trách, một ca do bếp phó phụ trách.

-Bộ phận bảo dưỡng:

Có nhiệm vụ kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc trang thiết bị, phục vụ lưu trú của khách và sản suất kinh doanh của khách sạn.

-Bộ phận dịch vụ:

Thoả mãn các nhu cầu của khách như tắm hơi xoa bóp, may đo, giăt là, ...

Ngoài ra còn có các bộ phận khác như bảo vệ, tạp vụ thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng được phân công đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của khách sạn được thông suốt.

Từ những phân tích và đánh giá trên ta có thể thấy được cơ cấu tổ chức hoạt động của khách sạn Hòa Bình được chia thành các bộ phận. Mọi quyết định của giám đốc hay phó giám đốc đều được truyền đạt tới từng tổ trưởng của mỗi bộ phận. Qua đó những phương hướng mục tiêu kế hoạch của công ty được tổ chức gọn nhẹ hơn không qua nhiều cấp trung gian đảm bảo tính thống nhất trong việc tổ chức phục vụ khách. Đồng thời công tác quản lý của giám đốc được dễ dàng hơn và thuận tiện hơn.

II. Điều kiện kinh doanh của khách sạn

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở khách sạn Hòa Bình pptx (Trang 34 - 39)