Đánh giá những thành tựu và những tồn tại trong công tác kế toán

Một phần của tài liệu 1012m (Trang 82 - 100)

chuyển hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại công ty:

3.1.2.1.Những thành tưụ công ty đã đạt được:

- Về tổ chức bộ máy kế toán:

Bộ máy kế toán của công ty khá gọn nhẹ, các cán bộ kế toán có nghiệp vụ vững vàng và không ngừng được trang bị thêm những kiến thức mới. Bộ máy kế toán có sự phân công phân nhiệm rõ ràng. Cán bộ phòng kế toán đều là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình được bố trí công việc hợp lý, phù hợp với năng lực của từng người, không những thế cán bộ kế toán Nhà máy còn không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao.

- Về hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán:

Việc xây dựng hệ thống chứng từ, sổ sách, TKcủa công ty được vận dụng đúng theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Chứng từ được tổ chức hợp lý, ghi chép đầy đủ, trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Sổ sách của công ty được tổ chức chặt chẽ, thuận tiện cho quá trình ghi chép và lập Báo cáo tài chính. Nhằm đảm bảo cho việc hạch toán DT bán các sản phẩm và giá vốn thành phẩm bán ra được cụ thể kế toán công ty đã tổ chức hệ thống sổ chi tiết theo từng mặt hàng. Điều này đã giúp cho ban lãnh đạo công ty nắm bắt được nhu cầu của thị trường và hiệu quả kinh doanh của từng loại thành phẩm để từ đó có quyết định hợp lý về tổ chức kinh doanh cũng như đầu tư công nghệ nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Về TK sử dụng:

Việc sử dụng TKkế toán được thực hiện theo hệ thống TK ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính đảm bảo việc cập nhật những quy định mới nhất về TK kế toán.

- Về việc ứng dụng công nghệ thông tin: Hiện nay công ty sử dụng phần

Viện ĐH Mở Hà Nội Khoa Kinh Tế & QTKD

hóa và xác định kết quả tiêu thụ nhờ áp dụng kế toán máy, công ty đã xây dựng được bảng mã sản phẩm cho từng loại sản phẩm theo tên gọi, quy cách. Việc xây dựng bảng mã sản phẩm góp phần không nhỏ vào công tác quản lý thành phẩm và công tác kế toán thành phẩm tại công ty.

- Về công tác theo dõi công nợ:

Kế toán tiêu thụ quản lý chặt chẽ lượng tiêu thụ và các khoản phải thu khách hàng. Có sự phối hợp và đối chiếu giữa kế toán tiêu thụ và kế toán theo dõi các khoản phải thu của khách hàng. Các khoản phải thu được quản lý chi tiết, chặt chẽ theo từng khách hàng. Hàng quý, trước khi lập Báo cáo Tài chính, Nhà máy luôn gửi thư xác nhận nợ tới các khách hàng nhằm đảm bảo số liệu chính xác, đầy đủ.

- Về xác định kết quả tiêu thụ:

Việc xác định kết quả tiêu thụ của công ty được tiến hành vào cuối mỗi quý một cách chính xác và kịp thời. Các khoản CPBH và CPQLDN được theo dõi cụ thể, chi tiết đảm bảo cho các khoản chi hợp lý và tiết kiệm.

3.1.2.2 .Những tồn tại trong công tác lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty:

Nhìn chung, công tác kế toán của công ty được tổ chức chặt chẽ, hiệu quả tuân thủ chế độ kế toán. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan mà công tác kế toán vẫn còn một số điểm chưa hoàn thiện.

- Tổ chức luân chuyển chứng từ:

Chứng từ sử dụng được luân chuyển đúng quy định và có sự quy định trách nhiệm rõ ràng. Nhưng tại phòng kế toán văn phòng, mọi chứng từ tập hợp về lại chưa có công tác phân loại (theo từng nội dung). Bộ chứng từ cho nghiệp vụ bán hàng phát sinh được kế toán bán hàng lưu chung thành một tập gồm: Hoá đơn bán hàng (HĐGTGT), phiếu thu, phiếu chi .... Như vậy, khi muốn đối chiếu số liệu sẽ gây khó khăn và tốn thời gian đặc biệt khi sử dụng chứng từ gốc làm căn cứ để ghi các sổ liên quan, lập chứng từ ghi sổ hoặc khi cơ

Viện ĐH Mở Hà Nội Khoa Kinh Tế & QTKD

- Về việc kế toán các khoản giảm trừ DT:

Hiện nay ở công ty CP tin học viễn thông Nam Long không theo dõi các khoản giảm trừ DT là hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại.Ở công ty hầu như không xuất hiện trường hợp khách hàng trả lại hàng bán hay giảm giá hàng bán do hàng bị kém phẩm chất.Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh không thể đảm bảo chắc chắn rằng sản phẩm cung cấp trên thị trường là đạt tiêu chuẩn.Khi khách hàng mua phải sản phẩm kém phẩm chất thì việc trả lại và giảm giá hàng bán là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, công ty cần theo dõi các nghiệp vụ trả lại cũng như giảm giá hàng bán Bên cạnh đó, khuyến mại bằng tiền là một trong những biện pháp của công ty nhằm thu hút khách hàng và tăng DT tiêu thụ. Đối với những khách hàng mua sản phẩm của công ty với khối lượng lớn, trị giá hàng mua từ 10 triệu đồng trở lên sẽ được hưởng khuyến mại bằng tiền và khoản khuyến mại này được hạch toán vào CP bán hàng. Như vậy là không đúng, vì thực chất đây là một khoản giảm trừ DT tiêu thụ trong kỳ. Điều này làm sai về nội dung của CP bán hàng và tính chính xác của DTBH và cung dịch vụ trong kỳ.

- Về việc kế toán DT tiêu thụ nội bộ:

Ngoài việc xuất sản phẩm bán cho các khách hàng, sản phẩm còn được xuất sử dụng cho các nhu cầu nội bộ công ty như sửa chữa nội bộ, giới thiệu sản phẩm. Theo quy định, trường hợp xuất sử dụng nội bộ phải được theo dõi trên TK512 – DT tiêu thụ nội bộ. Nhưng hiện nay, công ty không sử dụng TK512 để theo dõi các nghiệp vụ kinh tế này mà hạch toán trực tiếp vào TKCP liên quan như 641, 642.

Ví dụ: ngày 03/12, Công ty xuất kho một số linh kiện điện tử, mực in, phụ kiện máy in,…phục vụ cho việc kinh doanh tại cửa hàng của công ty, nghiệp vụ này được hạch toán:

Nợ TK 641 987.297 Có TK 156 987.297

Viện ĐH Mở Hà Nội Khoa Kinh Tế & QTKD

Nợ TK 6322 987.297 Có TK 156 987.297

Và Nợ TK 641 987.297 Có TK 512 987.297 )

Kế toán DT tiêu thụ nội bộ như vậy không ảnh hưởng đến việc xác định kết quả kinh doanh trong kỳ nhưng lại cung cấp thông tin không chính xác về GVHB và DT tiêu thụ nội bộ.

- Về phương pháp tính giá thành phẩm xuất kho tiêu thụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty sử dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá thành phẩm xuất kho. Phương pháp này tuy có ưu điểm là đơn giản, dễ làm nhưng việc tính toán bị dồn vào cuối kỳ gây ảnh hưởng đến công tác kế toán nói chung. Mặc dù có sự hỗ trợ của phần mềm kế toán nhưng phương pháp này không thích hợp với doanh nghiệp có nhiều loại sản phẩm và số lần nhập, xuất của mỗi sản phẩm nhiều như công ty CP tin học viễn thông Nam Long

- Về việc thu hồi nợ của khách hàng:

Do khách hàng của công ty chủ yếu là khách quen, có quan hệ làm ăn lâu dài nên việc mua chịu xảy ra rất thường xuyên, nhiều khoản phải thu của khách hàng đến cuối năm 2009 là rất lớn. Điều này làm ảnh hưởng không tốt đến HĐKD của công ty do công ty phải thường xuyên đi vay vốn của ngân hàng nên việc bị chiếm dụng vốn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng lượng vốn đi vay, làm tăng đáng kể CP lãi vay, ảnh hưởng đến LN của công ty.

- Về việc lập dự phòng phải thu khó đòi:

Thực chất các khoản dự phòng là quyền lợi tài chính của công ty. Nếu rủi ro thực sự xảy ra thì đó là nguồn bù đắp thiệt hại. Hơn nữa, các khoản dự phòng được phép hạch toán vào CP nên điều này có lợi cho công ty về phương diện thuế. Việc không lập dự phòng trước cho khoản nợ này đã làm cho CP trong kỳ tăng bất thường và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong kỳ của công ty

Viện ĐH Mở Hà Nội Khoa Kinh Tế & QTKD

3.2.Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tai công ty CP tin học viễn thông Nam Long:

3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa:

Sự thành bại của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào công tác kế toán. Thông qua việc kiểm tra, tính toán, ghi chép, phân loại, tổng hợp nghiệp vụ phát sinh bằng hệ thống phương pháp khoa học của kế toán: chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá, tổng hợp cân đối có thể biết được thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời toàn diện về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.

Kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa có vai trò quan trọng trong công tác kế toán của công ty. Bởi phần hành này phản ánh một cách trực tiếp các thông tin về sản phẩm, khách hàng, thị trường tiêu thụ, khả năng bù đắp CP và tạo ra LN trong kỳ. Bất kỳ một sự hạn chế nào trong công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả hàng hóa đều ảnh hưởng đến tính chính xác và kịp thời của thông tin kế toán tại doanh nghiệp. Do vậy việc hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa là hết sức cần thiết.

3.2.2: Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại công ty CP tin học viễn thông Nam

Long:

Hoàn thiện là cần thiết và tất yếu, nhưng để đảm bảo tính khoa học trong việc hạch toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết tiêu thụ hàng hóa thì các biện pháp hoàn thiện phải có tính khả thi, phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Do đó, hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại công ty CP tin học viễn thông Nam Long cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

Viện ĐH Mở Hà Nội Khoa Kinh Tế & QTKD

- Thứ nhất, hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tôn trọng các cơ chế tài chính, chế độ kế toán. Kế toán không chỉ là công cụ quản lý của doanh nghiệp, nó còn là công cụ quản lý tài chính quan trọng của Nhà nước. Tuy nhiên việc Nhà nước ban hành các cơ chế tài chính, văn bản pháp lý chỉ mang tính chất tổng hợp và hướng dẫn cho các doanh nghiệp. Việc tổ chức kế toán tại doanh nghiệp cần phải vận dụng sáng tạo, linh hoạt, tránh dập khuôn máy móc.

-Thứ hai, hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tiết kiệm CP, giảm nhẹ công tác kế toán nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học, đảm bảo hiệu quả của công tác kế toán nói chung.

- Thứ ba, hoàn thiện phải trên cơ sở phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau. Chính vì vậy, việc vận dụng chế độ kế toán sao cho phù hợp với trình độ của doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất kinh doanh, điều kiện vật chất... của doanh nghiệp là cần thiết.

3.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại công ty CP tin học viễn thông Nam Long:

- Ý kiến 1:Hình thức ghi sổ của công ty là NK-CT còn rườm rà, nhiều sổ sách khó khăn trong việc thực hiện ghi sổ trên máy tính. Vì thế công ty nên chuyển hình thức ghi sổ sang nhật ký chung phù hợp hơn với các nghiệp vụ phát sinh nhiều và thường xuyên và thuận tiện cho việc ghi sổ trên máy.

- Ý kiến 2 .Đặc điểm của công ty là có khối lượng hàng hóa luân chuyển và hàng tồn kho lớn với nhiều loại mặt hàng.Vì thế công ty phải đưa ra chỉ tiêu định mức dự trữ cho hàng tồn kho và hàng bán ra ở mức an toàn để công ty có khối lượng hàng hóa dự trữ để đảm bảo bán ra một cách thường xuyên .

Ý kiến 3: Công ty CP tin học viễn thông Nam Long kinh doanh nhiều

loại hàng hóa và được bán tại nhiều cửa hàng ở các địa điểm khác nhau vì thế công ty nên hạch toán và cung cấp thông tin chi tiết theo từng nhóm hàng qua đó có thể quản lý và kiểm soát tình hình CP và đề ra những biện pháp thích hợp nhằm giảm CP.

Viện ĐH Mở Hà Nội Khoa Kinh Tế & QTKD

KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tập tại công ty CP tin học viễn thông Nam Long bước đầu em đã làm quen với công việc của một nhân viên kế toán. Em đã tìm hiểu tổ chức bộ máy kế toán cũng như phương pháp hạch tóan của công ty. Có thể nói rằng những thành tựu mà công ty đạt được là không nhỏ. Công ty ngày mở rộng thị trường tiêu thụ và ngày càng có uy tín, chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, sự phát triển về quy mô hoạt động cũng như khối lượng tiêu thụ hàng hóa ngày càng tăng đòi hỏi chính xác và kịp thời trong tổ chức công tác kế toán của công ty.

Kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ là hoạt động quan trọng của công ty. Nhằm mục đích thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong điều kiện cơ chế hiện nay đòi hỏi công ty CP tin học viễn thông Nam Long phải hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa, hoàn thiện về lưu chuyển chứng từ, tài liệu từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng nhân lực, tăng cường tính kịp thời của thông tin. Điều này sẽ tạo điều kiện cho công ty tổ chức hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, đồng thời nó giúp cho các nhà quản lý có những thông tin kịp thời, chính xác trong việc lập kế hoạch kinh doanh, đảm bảo tiết kiệm chi phí một cách tối đa.

Chuyên đề tốt nghiệp của em hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo Công ty, đặc biệt là phòng Kế toán cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô

PGS. TS Phạm Thị Bích Chi để em có thể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp

này. Do trình độ hiểu biết về nghiệp vụ của em còn hạn chế và thời gian có hạn nên chuyên đề tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của thầy cô giáo trong khoa Kinh Tế & quản trị kinh doanh của trường Viện ĐH Mở Hà Nội để chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.

Viện ĐH Mở Hà Nội Khoa Kinh Tế & QTKD (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - SÁCH:

1. Bộ tài chính (2009), 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam và toàn bộ thông tư hướng dẫn chuẩn mực, nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội

2. Bộ tài chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhà xuất bản Xã Hội.

3. PGS.TS. Nguyễn Văn Công (2006), lý thuyết thực hành kế toán tài chính, nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.

4. TS. Nguyễn Phương Liên (2006), hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.

- CHUẨN MỰC, THÔNG TƯ, QUYẾT ĐINH

1. Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho (ban hành theo QĐ 149/2001/ QĐ-BTC) và thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán số 20 ( thông tu số 89/2002/ TT- BTC)

2. Quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính.

Một phần của tài liệu 1012m (Trang 82 - 100)