Giới thiệu chung.

Một phần của tài liệu Giáo án Văn 10 HK I (Trang 64 - 68)

1. Thơ hai cư:

- Hai cư là thể loại thơ ca truyền thống Nhật Bản. Đây là thể thơ ngắn nhất thế giới, chỉ có 17 âm tiết. Trong tiếng Nhật 17 âm tiết đó được viết thành một hàng, khi phiên âm La tinh nó mới được ngắt thành ba đoạn theo thứ tự 5/7/5.

Trong mỗi bài thơ đều phải có quý ngữ (từ chỉ mùa). 2. Tác giả Ba Sô:

- Mát-shu-ô Ba Sô (1644-1694) có tên thật là Mát shu ô Mu ne phu sa, nhà thơ bậc thầy về thơ Hai cư của Nhật. Ông xuất thân trong một gia đình thuộc dòng dõi võ sĩ đạo Sa mu rai của xứ I-Ga.

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Bài 1,2:

- Bài 1: Là nỗi cảm về Ê-đô(Ê-đô là Tô-ki-ô ngày nay). Đã mười mùa sương xa quê, tức là mười năm đằng đẵng nhà thơ sống ở Ê-đô. Có một lần trở về quê cha đất tổ ông không thể nào quên được Ê-đô. Mười mùa sương gợi lòng lạnh giá của kẻ xa quê. Vậy mà về quê lại nhớ Ê-đô. tình yêu quê hương đất nước đã hoà làm một.

- Bài 2: Ki-ô-tô là nơi Ba-sô sống thời trẻ(1666-1672). Sau đó ông chuyển đến Ê-đô. Hai mươi năm sau trở lại Ki-ô-tô nghe tiếng chim đỗ quyên hót ông đã làm bài thơ này. Bài thơ là sự hoài cảm qua tiếng chim đỗ quyên, loài chim báo mùa hè, tiếng khắc khoải gọi lại kỉ niệm một thời tuổi trẻ. Đó là tiếng lòng da diết xen lẫn buồn, vui mơ hồ về một thời xa xăm. Thơ Ba-sô đã gây ấn tượng đầy lãng mạn. Câu thơ cũng bồng bềnh trong khẳng định thầm lặng của nỗi nhớ, sự hoài cảm. 2. Bài 3, 4:

- Bài 3: Một mớ tóc bạc di vật còn laị của mẹ, cầm trên tay mà Ba-sô rưng rưng dòng lệ chảy. Nỗi lòng thương cảm xót xa khi mẹ không còn. Hình ảnh “ làn sương thu”mơ hồ gợi ra nỗi buồn trống trải bởi công sinh thành, dưỡng dục chưa được báo đền. Tình mẫu tử khiến người đọc cũng rưng rưng.

- Bài 4: Người đọc bắt gặp nỗi buồn nhân thế. Bố mẹ đẻ ra con không nuôi dược vì nghèo đói mà mang bỏ trong rừng sâu. Sự thực ấy đi vào thơ gợi lên biết bao nỗi buồn đến tê tái. Tiếng vượn hú hòa cùng tiếng trẻ “than khóc”vì bị bỏ rơi không phải vì cha mẹ nó độc ác mà vì cực chẳng đã, không nuôi nổi gợi nỗi buồn tái tê trước mùa thu. Nỗi buồn ấy đã nâng bổng giá trị thơ Ba-sô tới đỉnh cao của chủ nghĩa nhân đạo. Điều đáng nói trong cái buồn ấy có nỗi đau đời, càng đau hơn vì “đau đời có cứu được đời đâu”.

3. Bài 5:

- Vẻ đẹp về khát vọng trong tâm hồn nhà thơ. Mưa giăng, một chú khỉ con thầm ước (khát vọng) có một chiếc áo tơi để che

GVH: Mối tương giao giữa các sự vật hiện tượng trong vũ trụ được thể hiện như thế nào ở bài sáu, bảy ?

GVH: Khát vọng sống đi tiếp những cuộc du hành của Ba- Sô được thể hiện như thế nào trong bài tám?

GVH: Tìm quý ngữ và cảm thức về vắng lặng đơn sơ, u huyền trong các bài thơ sáu, bảy, tám ?

mưa. Mượn mưa để nói về một hiện thực nào đó trong cuộc đời (đói khổ, rét mướt chẳng hạn). Chú khỉ con ấy là một sinh mạng, một con người, một kiếp người và là con người chung trong cuộc đời. Chú khỉ mong hay nhân vật trữ tình mong mỏi làm thế nào để khỏi đói rét, khỏi khổ. Vẻ đẹp tâm hồn ấy lấp lánh giá trị nhân đạo thiết thực.

4. Bài 6,7:

- Bài 6: Cánh “hoa đào lả tả” và sóng nước hồ Bi-wa. Hoa đào lả tả là hoa rụng báo hiệu mùa xuân ở Nhật Bản đã qua. Đây là thời kì chuyển giao mùa.Cái nhỏ bé nhất, đơn sơ nhất, tưởng như không có sinh linh nhưng cũng vẫn mang trong mình mối tương quan giao hoà, chuyển hoá của vũ trụ. Một cánh hoa đào mỏng tanh nhỏ xíu cũng khiến hồ Bi-oa nổi sóng.

- Bài 7: Tiếng “ve ngân”, đặc trưng của mùa hè. Sự liên tưởng về chuyển giao mùa được hoà cảm trong cái nhìn, sự cảm giao và lắng nghe âm thanh. Xúc cảm ấy của nhà thơ thật tinh tế. Tiếng ve ngân không chỉ lan toả trong không gian mà còn thấm sâu vào đá, dạng vật chất biểu tượng cho tính cứng cỏi. Câu thơ là sự cảm nhận sâu sắc của con người với thiên nhiên, tạo vật.

5. Bài 8:

- Bản chất Ba-sô rất thích đi lãng du (đi nhiều nơi trên đất nước). Con người đã đến lúc này còn có khát vọng gì nữa khi gần đất xa trời rôì, không! Ba-sô vẫn có khát vọng sống để đi tiếp cuộc du hành. Khát vọng sống không phải để hưởng thụ mà thực hiện sở thích của mình, du hành trên đất nước.Lạc quan biết bao. Bài thơ không chỉ nói lên tình yêu của nhà thơ với cuộc sống mà còn là sứ mệnh của thi nhân. Yêu đời, yêu người, yêu cái đẹp, Ba Sô sẽ còn mãi làm thơ về cuộc đời này ngay cả khi mộng hồn đã rời sang thế giới bên kia.

Quý ngữ (từ chỉ mùa)

+ Hoa đào là tả (cuối xuân) ,Tiếng ve ngân (mùa hè). - Cảm thức thẩm mĩ về sự vắng lặng, đơn sơ, u hoài

4. Dặn dò: Tự ôn tập trước chuẩn bị thi 5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:

Họ và tên: ... KIỂM TRA HỌC KỲ I (2007 - 2008) Lớp: ... Môn : Ngữ văn - Khối 10 ( Cơ bản)

Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề và chép đề tự luận )

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:( 15 phút, 4 điểm )MẪU TRẢ LỜI MẪU TRẢ LỜI

( Chọn và điền tên phương án trả lời đúng nhất, bằng chữ IN HOA vào ô tương ứng )

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

Câu 1: Nội dung yêu nước của văn học giai đoạn nào mang âm hưởng bi tráng?

a.Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV. b.Từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII. c.Từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX. d.Nửa cuối thế kỷ XIX. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 2: Việc coi trọng mục đích giáo huấn thể hiện đặc điểm gì của văn học trung đại?

a.Tính quy phạm.

b.Khuynh hướng trang nhã. c.Sự phá vỡ tính quy phạm. d.Xu hướng bình dị.

Câu 3: Hai câu thơ cuối của bài “Tỏ lòng”(Phạm Ngũ Lão) thể hiện phẩm chất gì của nhân vật

trữ tình?

a.Dũng và tài. b.Tâm và trí. c.Chí và tâm. Da.Nhân và nghĩa.

Câu 4: Hoàn chỉnh nhận định dang dở sau với ý sâu sắc nhất: “ Độc Tiểu Thanh ký là tiếng

khóc…”

a. Cho cuộc đời tài sắc - bất hạnh của nàng Tiểu Thanh. b.Cho những kiếp tài hoa bạc mệnh.

c.Cho cuộc đời, số phận của Tố Như. d.Cho cả Tiểu Thanh lẫn tác giả.

Câu 5: Sắc màu nào không xuất hiện trong bài “Cảnh ngày hè”( Nguyễn Trãi)?

a.Lục (xanh) b.Hồng. c.Đỏ. dVàng.

Câu 6: Trong bài thơ “Độc Tiểu Thanh ký”, câu thơ nào sau đây nói về cuộc đời của Tiểu

Thanh lẫn của tác giả?

a.Chi phấn hữu thần liên tử hậu. b.Văn chương vô mệnh lụy phần dư. c.Cổ kim hận sự thiên nan vấn. d.Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

Câu 7: Nghệ thuật hoán dụ được sử dụng trong ngữ liệu nào sau đây?

a.Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang.(Xuân Diệu) bVoi uống nước, nước sông phải cạn. ( Nguyễn Trãi) c.Thuyền ơi có nhớ bến chăng (Ca dao)

d.Một tay lái chiếc đò ngang.( Tố Hữu)

Câu 8: Ngữ liệu nào sau đây mang dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ?

a.Ước gì sông rộng một gang / Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi. (Ca dao) b.Em ơi buồn làm chi / Anh đưa em về sông Đuống.(Hoàng Cầm)

c.Gió đưa cành trúc la đà / Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.(Ca dao) d.Gió đưa cây cải về trời / Rau răm ở lại chịu lời đắng cay. (Ca dao)

Câu 9: Hình ảnh “mùa xuân” trong câu thơ nào không phải là hình ảnh tưởng tượng?

a.Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng ?( Phan Bội Châu) b.Trên giàn thiên lí bóng xuân sang.( Hàn Mặc Tử )

c.Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân. (Nguyễn Du) d.Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi. (Xuân Diệu)

a.Mảnh vải. b.Mảnh sành. c.Mảnh chĩnh. d.Mảnh chai.

Câu 11: Giai đoạn văn học nào phát triển rực rỡ nhất của văn học trung đại và được mệnh danh

là giai đoạn cổ điển?

a.Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV. b.Từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII. c.Từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX. d..Nửa cuối thế kỷ XIX.

Câu 12: Câu thơ: “ Khôn mà hiểm độc là khôn dại / Dại vốn hiền lành ấy dại khôn” của Nguyễn

Bỉnh Khiêm giúp ta hiểu thêm gì về quan niệm dại - khôn của tác giả? a.Cái dại cái khôn trong cuộc đời là không thể lường hết được. b.Quan niệm dại khôn xuất phát từ một triết lý sâu sắc về nhân sinh. c.Quan niệm dại khôn xuất phát từ lối sống cao ngạo khác đời của tác giả. d.Cái dại, cái khôn biến đổi qua lại trong cuộc sống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 13: Câu thơ nào sau đây có nghệ thuật thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình tương tự câu

thơ “Cô phàm viễn ảnh bích không tận”?

a.Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa. (Nguyễn Du) b.Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.( Nguyễn Du) c.Thuyền về nước lại sầu trăm ngả. (Huy Cận)

d.Con thuyền buộc chặt mối tình nhà. (Đỗ Phủ)

Câu 14: Trong bài kệ “Cáo bệnh, bảo mọi người” của Mãn Giác Thiền sư, câu thơ nào thể hiện

sự giác ngộ và có thể vượt khỏi quy luật hóa sinh cuộc đời của bậc tu hành? a.Xuân đi, trăm hoa rụng.

b.Xuân đến, trăm hoa nở.

c.Tuổi già hiện đến từ trên mái đầu. d.Đêm qua, sân trước một cành mai.

Câu 15: Về phương diện thể loại, bài thơ nào sau đây thể hiện rõ nhất sự Việt hóa thơ Đường

(Trung Quốc)?

a.Cảnh ngày hè.(Nguyễn Trãi) b.Nhàn ( Nguyễn Bỉnh Khiêm) c.Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão) d.Độc Tiểu Thanh ký ( Nguyễn Du)

Câu 16: Truyện “Tam đại con gà” cười điều gì ở anh học trò ?

a.Sự dốt nát.

b.Đã dốt lại hay nói chữ.

c.Sự luống cuống khi chủ nhà hỏi. d.Sự giấu dốt.

II.TỰ LUẬN: ( 75 phút, 6 điểm )

Đề: Truyền thuyết “An Dương Vương, Mỵ Châu – Trọng Thủy” kết thúc bằng hình ảnh

“Vua cầm sừng tê giác bảy tấc, rùa vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển”. Em hãy tưởng tượng và kể tiếp câu chuyện gặp gỡ giữa rùa vàng và An Dương Vương dưới thủy cung.

( Học sinh chép đề và làm bài tự luận trên giấy riêng)

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I (2007 – 2008)

MÔN : NGỮ VĂN 10

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Trả lời D A C B D C D B C C C B B D A D

B. Tự luận

I.Yêu cầu chung:

- Từ việc nắm vững nội dung truyền thuyết An Dương Vương, Mỵ Châu – Trọng Thủy, học sinh tưởng tượng và kể tiếp câu chuyện về cuộc gặp gỡ hai nhân vật sao cho phù hợp với nội dung của truyền thuyết này.

- Bài làm thuộc kiểu bài tự sự. Do đó, yêu cầu học sinh biết vận dụng những thao tác, kỹ năng cần thiết, như: sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm; các kỹ năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng; chọn lọc các sự việc, chi tiết tiêu biểu…

II.Yêu cầu cụ thể:

Học sinh có thể tưởng tượng và kể theo nhiều cách khác nhau, song phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể sau:

c. Về nội dung: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Câu chuyện kể phải có nội dung xoay quanh một trong các vấn đề chính của truyền

thuyết: xây dựng bảo vệ đất nước, tình cảm gia đình, quan hệ giữa tình riêng với nhiệm vụ

chung, những oan tình, công lao – tội trạng của các nhân vật…Đồng thời phải có cách giải

quyết thấu đáo, hợp lý, hợp tình các vấn đề mà người kể đặt ra

d. Về nghệ thuật:

- Tính cách nhân vật phải nhất quán với truyền thuyết. - Sử dụng được các yếu tố thần kỳ.

- Cách kể truyện tự nhiên, lôi cuốn…

BIỂU ĐIỂM

- Điểm 5-6: Đáp ứng được những yêu cầu trên. Có thể mắc một vài lỗi diễn đạt.

- Điểm 3-4: Có đặt ra vấn đề nội dung trong cuộc gặp gỡ giữa 2 nhân vật, song giải quyết còn lúng túng, thiếu tự nhiên. Một vài chi tiết còn thừa. Có sử dụng nhưng chưa thành thục các yếu tố miêu tả, biểu cảm,liên tưởng, tưởng tượng…

- Điểm 2-3: Câu chuyện nặng tính tường thuật. Lúng túng trong việc đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. Cách kể chưa tự nhiên, nhiều chỗ thiếu logic, nhiều chi tiết thừa.

- Điểm 1-2: Nội dung câu chuyện lệch lạc so với tác phẩm, hoặc lúng túng trong việc đặt ra vấn đề và không giải quyết vấn đề. Câu chuyện sơ sài, không liền mạch với tác phẩm.Trí tưởng tượng còn hạn chế. Mắc nhiều lỗi diễn đạt.

Một phần của tài liệu Giáo án Văn 10 HK I (Trang 64 - 68)