Tầm nhìn của nhà thơ có thay đổi, từ cảnh tượng chung của

Một phần của tài liệu Giáo án Văn 10 HK I (Trang 54 - 57)

thiên nhiên đến sự vật cụ thể gắn bó với riêng mình. Một khóm cúc đã nở hoa đến hai lần, cũng là hai năm xa nhà, xa quê hương làm sao không thương nhớ, không rơi lệ. Đỗ Phủ đã khóc không chỉ hai năm nay mà rất lâu rồi. Cụ thể hơn gia đình Đỗ Phủ đang phải lánh nạn trên một con thuyền, trôi trên dòng sông biết dạt vào đâu? cảnh ngộ ấy càng làm ông nhớ tới quê nhà.

- Đây là nỗi lòng riêng của Đỗ Phủ, cũng là tâm trạng chung củabiết bao kẻ xa quê trong thời loạn lạc. Bấy nhiêu cũng đủ rồi nhưng nào chỉ bấy nhiêu! cảnh hiện tại.

Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước Thanh Bạch chày vang tiếng ác tà

=> Chỗ nào cũng thấy người giục nhau, rộn ràng dao thước may áo rét . Cảnh chiều ở Thành Bạch Đế: mọi người đua nhau may áo tiếng chày đập áo nghe dồn dập. Chao ôi! Cảnh ấy càng khơi dậy trong lòng người nỗi thương nhớ khôn nguôi. + Nhìn từ khái quát đến cụ thể, từ viễn cảnh đến cận cảnh để diễn tả nỗi buồn thu. Một nỗi buồn riêng gắn với hoàn cảnh đất nước. Thơ Đỗ Phủ giàu chất hiện thực là ở chỗ đó. + Tính chất nhất quán trong mối quan hệ còn thể hiện mỗi câu thơ của Đỗ Phủ đều có cảm xúc và chất thu.

Câu 1: Ta nhận ra cảm xúc và chất thu ở sương thu và rừng phong lá đỏ.

Câu 2: Ta nhận ra cảm xúc và chất thu ở hơi thu hiu hắt.

Cả hai câu 2 và 4, ta nhận ra ở vị trí của Vu Sơn Vu Giáp thuộc tỉnh Tứ Xuyên, sông trường giang hẹp chảy xiết, hai bên bờ vách dựng đứng mùa thu u mù mịt.

Câu 5: khóm cúc nở, đặc trưng cho mùa thu. Câu 6: Mùa thu ấy gia đình Đỗ phủ phải chạy loạn.

Câu7: Mùa thu lạnh giục ngã mọi người rủ nhau may áo rét. Câu 8: Thành Bạch Đế Cao thuộc tỉnh Tứ Xuyên, mùa thu thương có mây bao phủ. Ta nhận ra tiếng chày nện vào vải để may áo rét.

(Ghi nhớ : sách giáo khoa)

Đọc thêm: HOÀNG HẠC LÂU, KHUÊ OÁN, ĐIỂU GIẢN MINH

48---

HOÀNG HẠC LÂU – Thôi Hiệu. ( Lầu Hoàng hạc )

H.động của GV và HS Nội dung chính

GV: Gọi H/S đọc phần tiểu dẫn SGK

GVH: Trong phần tiểu dẫn SGK giới thiệu với ta nội dung gì ?

GVH: Nhan đề của bài thơ là

1.Tiểu dẫn:

* Thôi Hiệu : Đỗ tiến sĩ năm 21 tuổi (725). Còn để lại 40 bài thơ. Trong đó “Lầu Hoàng Hạc” là bài nổi tiếng.

2. Văn bản

- Bốn câu thơ đầu đi sát đề “ Tích nhân- không du du”. Nó đề cập trực tiếp tới lầu Hoàng Hạc, vừa giải thích tên lầu, vừa

“Lầu Hoàng Hạc” Nhưng ngoài xác định vị trí của lầu Hoàng Hạc còn có dụng ý gì của tác giả?

GVH: Tất cả cảnh đều đẹp sao lại khiến người buồn?

GVH: Bài thơ có thể rút gọn thành một câu “ người xưa đã đi không trở lại khiến người nay buồn”. “Và một quan niệm năm mươi sáu chữ đều là bước chuẩn bị cho chữ sầu kết đọng trong tâm”. Anh (chị) Đồng ý với ý kiến nào?

định vị lầu trong thời gian, song hoàn toàn lại không có gì về lầu cả. Ta chỉ thấy đối lập giữa cảnh tiên và cõi tục, qúa khứ và hiện tại, cái mất và cái còn.(truyền thuyết) Tác giả có dụng ý biểu hiện suy tư sâu lắng đầy triết lí của mình. Thời gian một đi không trở lại, ngưòi xưa đã qua không dễ thấy. Đời người là hữu hạn, vũ trụ là vô cùng, vô tận. Lầu chơ vơ, mây trắng bồng bềnh có khác chi thân phận nổi lênh tha hương.

* Dụng ý thứ hai của Thôi Hiệu tạo ra sự chuyển tiếp từ quá khứ về hiện tại (giữa bốn câu trên và 4 câu dưới). Đó là sự nối tiếp một cách kín đáo. Mắt ngước nhìn tầng mây lơ lửng hồn thả theo nghìn năm xa xăm, song tâm tư của nhà thơ rốt cuộc vẫn hướng về những gì của hiện tại.

* Dụng ý thứ ba của nhà thơ tạo ra mối tương quan giữa cái nhìn thấy - cái không nhìn thấy. Đó là đất Hán Dương, bãi Anh Vũ hàng cây bên đường tất cả đều rõ mồn một, tươi mơn mởn. Cái không nhìn thấy là “Hương quan”, Hương quan là quê hương đang hút hồn người trong ba dụng ý này, Một thuộc về triết lý, hai vấn đề thuộc về nhân sinh.

- Cảnh rất đẹp. Bốn câu đầu tạo ra vẻ đẹp huyền thoại của lầu Hoàng Hạc. Bốn câu thơ sau tạo ra vẻ đẹp hiện đại của dòng sông, bãi cỏ, hàng cây. Nhưng "khiến người buồn”. Bài thơ hay và có ý vị sâu sắc là ở chỗ đó. Bởi một lẽ thơ của Thôi Hiệu không chỉ là thơ tả có ý nghĩa thù tạc, ngâm vịnh. Với Thôi Hiệu, thơ là diễn tả sinh động tình cảm chân thành, những suy nghĩ sâu lắng. Ai chẳng buồn khi nhìn thấy đời người là hữu hạn. Vũ trụ là vô biên. Hơn nữa nhà thơ đang sống như một kẻ tha hương xa xứ. Dẫu cảnh trước mặt có đẹp thì lòng thương nhớ quê hương cứ vời vợi nhất là khi màn đêm buông xuống.

- Cả hai nhận xét đều có ý đúng. Song ý kiến cho rằng “năm mươi sáu thì cả năm mươi sáu chữ đều là bước chuẩn bị cho một chữ sầu kết đọng trong tâm” là đúng và sâu săc hơn. Vì cái hồn của bài thơ là những suy nghĩ chân thành sâu sắc gợi cảm giác buồn về thân phận con người, đời người hữu hạn kíêp người ngắn ngủi trước vũ trụ bao la và tồn tại đến vô cùng, vô tận. Còn có nỗi sầu, nỗi buồn nào hơn khi phải xa quê hương.

3. Củng cố:

Học thuộc bản dịch thơ

NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ – Vương Xương Linh (Khuê oán)

H.động của GV và HS Nội dung chính

GV: Gọi H/S đọc phần tiểu

dẫn (SGK) và rút ra ý chính. 1. Tiểu dẫn* Vương Xương Linh được coi là một bậc thầy về thể thơ thất ngôn tuyệt cú. Nhà thơ để lại cho đời 180 bài thơ và một số tập văn.

* Nội dung thơ Vương Xương Linh rất phong phúvề đề tài. Ở đề tài ông nào cũng có những thành công kiệt tác. Phong cách

GVH: Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật cấu tứ của bài thơ thể hiện qua quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ ?

“ Trẻ trung nàng biết chi sầu Ngày xuân trang điểm bên lầu ngắm gương ".

“Thiếu phụ phòng khuê chẳng biết sầu

Ngày xuân chải chuốt bước lên lầu "

GVH: Vì sao khi thấy”màu dương liễu” nàg đã hối hận vì để chàng đi kiếm ấn phong hầu ?

GVH: Vì sao toàn bài chỉ có 28 chữ bài “Khuê oán” lại được coi là bài thơ tiêu biểi cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường.

thơ Vương Xương Linh trong trẻo, tinh tế được người đời hâm mộ.

2. Văn bản

- Cấu tứ là hình ảnh , sự kiện, chi tiết tiêu biểu của thơ để cho cảm xúc vận động xung quanh. Cấu tứ của bài thơ này rất đặc biệt. Hai câu đầu người thiếu phụ hiện lên "không biết buồn”mà còn say sưa chìm đắm trong trạng thái sảng khoái. Người thiếu phụ ấy trang điểm lộng lẫy, bước lên lầu cao để thưởng ngoạn cảnh xuân

=> Tuổi xuân, khuôn mặt trang điểm của nàng và cả cái tầng lầu ấy góp phần tô đẹp cảnh ngày xuân. Trạng thái tâm lí nhân vật, không gian và thời gian hài hoà một cách tuyệt đối. Song hình ảnh chi tiết ấy đã đảo ngược so với tiêu đề bài thơ (Nỗi oán của người phòng khuê). Cấu tứ đạt đến trình độ nghệ thuật là ở chỗ này. Tác giả như vậy là để tạo thế cho việc biểu hiện một cách đột xuất, rõ nét và tự nhiên quá trình chuyển biến tâm lí của người thiếu phụ. Đang vui, đang lâng lâng sảng khoái trang điểm đẹp để ngắm ngày xuân thì :

“Hốt kiếm mạch đầu dương liếu sắc”

=> Màu liễu tượng trưng cho mùa xuân, được coi là những sứ giả báo tin xuân. Liễu còn tượng trưng cho sự li biệt . Sự xuất hiện bạt ngàn dương liễu lập tức làm dấy lên bao cảm xúc liên tưởng, hồi ức của thiếu phụ. Chắc hẳn là nhớ lại giờ phút chia tay năm nào và nhớ bao ngày tháng sống trong cô đơn, nghĩ tới tuổi xuân dần qua, nghĩ tới những điều rủi ro mà chồng mình co thể gặp phải. Câu thơ thứ ba đóng vai trò ý chuyển mạch cảm xúc. Nó làm nổ mạnh mẽ để từ đáy lòng người thiếu phụ ấy thốt lên lơì tự oán trách sâu lắng mà quyết liệt. * Hình thức là lời oán trách song bản chất là sự phủ định phong kiến. Cấu tứ của bài thơ rất phù hợp với tâm trạng của người thiếu phụ.

* Cây liễu xuất hiện trong thơ báo hiệu mùa xuân. Liễu còn chứng kiến sự li biệt. Người phương bắc Trung Quốc xưa khi chia tay thường tặng nhau cành liễu. Vì thế nhìn “màu dương liễu “ nàng chợt nghĩ tới tuổi xuân ngày một qua đi, cái già sẽ đến với nàng. Những năm tháng sống trong cô đơn chờ đợi và biết đâu người chồng ấy không trở về. Chính vì thế mà nàng hối hận vì đã khuyên chàng đi kiếm ấn phong hầu.

3. Củng cố :Học thuộc lòng phần phiên âm chữ Hán và hai

bản dịch thơ.

KHE CHIM KÊU - Vương Duy (Điểu giản minh)

H.động của GV và HS Nội dung chính

GV: Gọi H/S đọc phần tiểu dẫn SGK

GVH: Phần tiểu dẫn(SGK) trình bày nội dung gì?

1. Tiểu dẫn

* Vương Duy (701- 761) thọ 60 tuổi. Tự là Ma Cật người đất Kì - Thái Nguyên nay thuộc tỉnh Sơn Tây - Trung Quốc. Đỗ tiến sĩ năm 21 tuổi là nhà thơ, họa sĩ nổi tiếng đời Đường. Vương Duy suốt đời làm quan song trong một thời gian dài lại

GV: Cho H/S đọc SGK, cả phần phiên âm chữ Hán và hai bản dịch thơ

GVH: Nhà thơ cảm nhận được hoa quế rơi chi tiết ấy nói lên về cảnh vật đêm xuân và tâm hồn thi sĩ như thế nào?

GVH: Mối quan hệ giữa động và tĩnh được thể hiện như thế nào trong bài thơ ?

GVH: Thử dùng một câu để tóm tắt bài thơ ?

sống như một ẩn sĩ. "Mỗi lần bãi triều về là đốt hương ngồi một mình đọc kinh niệm phật”.

* Vương Duy để lại hơn 400 bài thơ và nhiều tác phẩm hội hoạ. Đại bộ phận thơ ông là điền viên, sơn thuỷ(miêu tả ruộng vườn núi sông ). Cảnh sắc thiên nhiên đa dạng thể hiện sự thanh nhàn, yên tĩnh. Sự thanh nhàn biểu hiện ở cảnh vật có khi là mầu sắc thanh tịch vô vi của đạo phật.

2. Văn bản

- Cây quế cành lá sum suê nhưng hoa quế rất nhỏ. Nhà thơ cảm nhận được hoa quế rơi. Điều ấy chứng tỏ đêm xuân rất thanh tĩnh. Cảm nhận của nhà thơ rất tinh tế. Ông sống trong một tâm trạng thật thanh nhàn.Nhà thơ lắng nghe được tiếng rơi rất nhỏ ấy.

“Người nhàn hoa quế nhẹ rơi,

Đêm xuân lặng ngắt trái đồi vắng tanh”.

(Người nhàn hoa quế rụng. Đêm xuân núi vắng teo) Tâm hồn nhà thơ giao cảm chan hoà với thiên nhiên.

Một phần của tài liệu Giáo án Văn 10 HK I (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w