Các giai đoạn phát triển: Chia làm 4 giai đoạn

Một phần của tài liệu Giáo án Văn 10 HK I (Trang 37)

1. Từ TK X đến hết TK XIV: (Lý – Trần )

- Hoàn cảnh lịch sử: Giành được quyền đập lập, tự chủ; có nhiều kì tích trong các cuộc kháng chiến chống Tống, Nguyên – Mông. Đất nước phát triển.

- Phát triển toàn diện ( VH dân gian + VH viết, VH chữ Hán + VH chữ Nôm)

- Nội dung: Nổi bật là nội dung yêu nước,với âm hưởng tự hào. - Tác phẩm tiêu biểu: ( SGK)

- Nghệ thuật: VH chữ Hán có nhiều thành tựu về thể loại ( chủ yếu tiếp thu từ Trung Hoa ), VH chữ Nôm đặt những viên gạch đầu tiên cho sự phát triển của VH viết bằng ngôn ngữ dân tộc.

2. Từ TK XV đến hết TK XVII: ( Lê)

- Hoàn cảnh lịch sử: Có nhiều kì tích trong kháng chiến chống Minh. Nhà nước PK phát triển cực thịnh.

- Thành tự nổi bật nhất là văn học chữ Nôm.

Nội dung: Đi từ nội dung yêu nước sang nội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội PK.

- Nghệ thuật: VH chữ Hán vẫn phát triển với nhiều thể loại, đặc biệt thành tựu của văn chính luận,văn xuôi tự sự.VH chữ Nôm có sự Việt hóa các thể loại từ VH Trung Quốc

- HS đọc SGK rút ra các ý chính để trả lời các câu hỏi của GV theo từng đề mục. - GV củng cố, hoàn thiện.

3. Từ TK XVIII đến nửa đầu TK XIX:

- Hoàn cảnh lịch sử: Đất nước có nhiều biến động, chế độ PK khủng hoảng đến suy thoái.

- Nhìn chung văn học phát triển vượt bậc, có nhiều đỉnh cao nghệ thuật. Đây là GD rực rỡ nhất của VH trung đại.

- Nội dung: Nổi bật nhất là nội dung nhân đạo.

- Nghệ thuật: Phát triển cả văn xuôi lẫn văn vần, cả văn học chữ Hán lẫn chữ Nôm.

4. Nủa cuối thế kỷ XIX:

- Hoàn cảnh lịch sử: Thực dân Pháp xâm lược. Đất nước rơi vào tay giặc.

- Nội dung: Nội dung yêu nước mang âm hưởng bi tráng. Nội dung trào phúng đạt xuất hiện.

- Nghệ thuật: VH chữ quốc ngữ xuất hiện, nhưng VH chữ Hán và chữ Nôm là chính.Sáng tác văn học nhìn chung vẫn theo hệ thi pháp truyền thống.

Một phần của tài liệu Giáo án Văn 10 HK I (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w