- S GK, SGV và thiết kế bài học .
III. Cách thức tiến hành:
Tổ chức tiết học theo phương pháp đọc hiểu, gợi tìm và trao đổi, thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới:
3. Tiến hành bài dạy
H.động của GV và Hs Nội dung cần đạt
GV: Cho H/S đọc phần tiểu dẫn và rút ra ý chính. - Tác giả? - Tác phẩm +Nội dung +Nghệ thuật
(H/S đọc thầy giáo giải thích từ khó)
GVH: Đây là bài thơ thất ngôn bát cú theo anh (chị) bố cục của bài thơ như thế nào ? ý của mỗi phần ?
GVH: Tìm chủ đề của bài thơ?
GVH: Bức tranh thiên nhiên được miêu tả như thế nào trong bốn câu thơ đầu ?
GVH: Nhà thơ đứng ở đâu để quan sát cảnh ấy ?
GVH: Bức tranh thiên nhiên diễn tả nội dung gì ?
I. Tiểu dẫn:
1. Tác Giả
- Sinh 712- mất 770, tự là Tử Mĩ, quê ở huyện Củng, Tỉnh Hà Nam. Ông là nhà thơ hiện thực lớn nhất trong lịch sử thơ ca cổ Trung Quốc.
- Bắt đầu làm thơ từ lúc nhà Đường còn phồn thịnh nhưng chủ yếu từ loạn An Lộc Sơn, Đỗ Phủ đưa gia đình đi lánh nạn khắp các vùng thuộc các tỉnh phía tây Nam Trung Quốc(Cam Túc, Tứ Xuyên, Hồ Bắc,Hồ Nam). Nhà thơ đã qua đời trong cảnh đói rét và bệnh tật trên một chiếc thuyền để lại cho hậu thế 1.453 bài thơ.
2. Tác phẩm:
- Phê phán chính sách mở rộng biên cương, chính sách tàn bạo của triều đình vua Đường thái độ vô trách nhiệm, tội ác của bọn quan lại, đả kích cuộc sống xa hoa dâm dật của chị em Dương Quý Phi, đời sống khổ cực của nhân dân lao động. - Nghệ thuật thơ Đỗ Phủ đạt tới trình độ cao của những bài thơ luật. Bài thơ tạo ra những hình ảnh biểu diễn tâm trạng khác nhau truớc hiện thực nóng bỏng.
- Đại thi hào Nguyễn Du tôn vinh Đỗ Phủ là “ nhà thơ muôn
đời của văn chương muôn đời". Năm 1962 Hội đồng hoà
bình thế giơí kỷ niệm như một danh nhân văn hoá. Đỗ Phủ được nhân dân Trung Quốc mệnh danh là “Thi thánh”