Bài tập vận dụng:

Một phần của tài liệu Giáo án Văn 10 HK I (Trang 32 - 36)

1.

- Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi ( Đăm săn): Đối lập, so sánh-phóng đại, trùng điệp - Từ đó ta thấy được vẻ đẹp lí tưởng của nhân vật.

2. Dựa vào bi kịch của Mỵ Châu-Trọng Thủy, hãy điền vào mẫu sau:

Cái lõi sự

thật LS Bi kịchđược hcấu Chi tiết h. đường Kết cụccủa BK Bài học rútra 3. ( Học sinh tự làm )

4. Lập bảng so sánh: ( gợi ý )

Truyện ĐT cười ND cười NT gây

cười

Cao trào tiếng cười

Tam đại Thầy đồ Dốt M thuẫn Cuối tp

Nhưng nó Quan tham Chơi chữ Cuối tp

6. ( Học sinh tự tìm) : Gợi ý : Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm, Việt Bắc – Tố Hữu, Con cò – Chế Lan Viên…

4. Dặn dò: Soạn bài Khái quát VHVN từ thế kỷ thứ X đến hết thế kỷ XIX. 5. Rút kinh nghiệm - bổ sung:

TRA BÀI SỐ 2 RA BÀI SỐ 3 RA BÀI SỐ 3

33---

Họ và tên: ……… KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN NGỮ VĂN 10 Lớp:………...……….. Bài số 3

I.Trắc nghiệm khách quan: ( 20 phút, 6 diểm)

PHẦN TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM.

(Chọn và điền tên phương án trả lời đúng nhất bằng chữ IN HOA vào ô tương ứng)

C. hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 T.lời

Câu 1: Những đề tài, hình tượng nào tượng trưng cho lý tưởng thanh cao, ẩn dật không màng danh lợi

của người xưa trong thơ trung đại?: a. Ngư - tiều - canh - mục. b. Xuân- hạ - thu - đông. c. Cầm - kỳ - thi - họa. d. Tùng - cúc- trúc - mai.

Câu 2: “ Nhiều tác phẩm văn học dân gian trở thành mẫu mực về nghệ thuật để cho chúng ta học tập”.

Nhận định trên đề cập đến giá trị nào của văn học dân gian ? a. Giá trị nhận thức.

b. Giá trị giải trí. c. Giá trị giáo dục. d. Giá trị thẩm mỹ.

Câu 3: Yếu tố nào nổi bật trong câu văn sau: “Gianaki mở tròn đôi mắt đẫm lệ”(Rama buộc tội)?

a. Yếu tố miêu tả. b. Yếu tố biểu cảm. c. Yếu tố tự sự. d. Yếu tố lập luận.

Câu 4: Hoạt động nào được nhà văn sử dụng để viết câu văn sau: “ Khi Uylixơ từ phòng tắm bước ra,

trông người đẹp như một vị thần…”? a. Quan sát.

b. Liên tưởng. c. Tưởng tượng.

d. Liên tưởng – tưởng tượng.

Câu 5:Chi tiết nào tiêu biểu nhất trong đoạn trích “Rama buộc tội” tập trung thể hiện danh dự, tình yêu

và đức hạnh thủy chung của Xita?:

a. Xita đau khổ, thanh minh về sự trong trắng của mình. b. Xita bình tĩnh, khẳng định mình trước những lời buộc tội. c. Xita trách móc, phê phán Rama như một người hèn mọn. d. Xita nhảy vào lửa.

Câu 6: Có bao nhiêu thành ngữ được vận dụng trong bài ca dao “Muối ba năm muối đang còn mặn…”?

a. 1 b. 2 c. 3 d. 4

a. Viết theo thể lục bát. b. Sử dụng biện pháp so sánh.

c. Diễn đạt bằng công thức manh sắc thái dân gian. d. Thể hiện tình yêu chung thủy.

Câu 8: Câu thơ nào không ảnh hưởng từ ca dao?

a. “Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu” (Tố Hữu)

b. “Đất nước có trong cái “ngày xửa, ngày xưa” mẹ thường hay kể “(Nguyễn Khoa Điềm) c. “Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”(Nguyễn Khoa Điềm) d. “Con cò ăn đêm / Con cò xa tổ”( Chế Lan Viên)

Câu 9: Thành ngữ nào phù hợp với nhân vật Cải ( Nó phải bằng hai mày)?

a. Tiền trao cháo múc. b. Khôn nhà dại chợ. c. Tiền mất tật mang. d. Tham thì thâm.

Câu 10: Tác phẩm nào được sáng tác bằng chữ Nôm?

a. Đồng chí ( Chính Hữu)

b. Người con gái Nam Xương ( Nguyễn Dữ )

c. Thăng Long thành hoài cổ ( Bà huyện Thanh Quan) d. Bản án chế độ thực dân Pháp ( Nguyễn Ái Quốc )

Câu 11: Thủ pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong đoạn miêu tả cuộc đọ sức giữa Đăm săn với

Mtao Mxây?: a. So sánh. b. Phóng đại. c. Đối lập. d. Trùng điệp.

Câu 12: Điều gì khiến những sáng tác bằng chữ Nôm của các nhà văn, nhà thơ bác học dễ dàng đến với

người nông dân lao động?

a. Nhân dân biết chữ Nôm nhiều hơn chữ Hán. b. Chữ Nôm ghi âm tiếng Việt.

c. Chữ Nôm có cách viết đơn giản, dễ học.

d. Những sáng tác bằng chữ Nôm thường ngắn gọn.

Câu 13: Tác phẩm nào không phải là truyện cổ tích?

a. Sọ dừa. b. Tấm Cám.

c. Thạch Sanh - Lý Thông. d. Sơn Tinh - Thủy Tinh

Câu 14: Muốn xác định nhân vật trữ tình trong bài ca dao, cần trả lời câu hỏi nào?

a. Bài ca dao nói về ai? b. Bài ca dao là lời của ai? c. Bài ca dao nói với ai? d. Bài ca dao ca ngợi ai?

Câu 15: Cảnh tôi tớ mang của cải đi theo Đăm săn ( Chiến thắng Mtao-Mxây) không được so sánh với

hình ảnh nào ?

a. Kiến đi tha mồi. b. Ong đi chuyển nước.

c. Trai gái đi giếng làng cõng nước. d. Vò vẽ đi lấy hoa.

Câu 16: Hình tượng người bình dân thể hiện rõ qua nhân vật nào trong truyền thuyết An Dương Vương,

Mỵ Chây – Trọng Thủy ? a. An Dương Vương. b. Mỵ Châu.

c. Trọng Thủy. d. Rùa vàng.

a. Một nắng hai sương. b. Ba chân bốn cẳng. c. Mớ ba mớ bảy. d. Ăn trắng mặc trơn.

Câu 18: Chữ Nôm và chữ quốc ngữ giống nhau ở điểm nào ?

a. Đều vay mượn từ Trung Hoa. b. Đều ghi được âm tiếng Việt. c. Đều do nho sĩ sáng tạo ra. d. Đều dùng mẫu tự Latinh.

Câu 19: Từ nào người kể thường kèm theo mỗi khi Pênêlốp cất lời đối thoại với các nhân vật trong đoạn

trích “Uylixơ trở về” ? a. Chậm rãi. b. Mỉm cười. c. Băn khoăn. d. Thận trọng.

Câu 20: Khi tuyên bố với Xita về việc giải cứu cho nàng (Rama buộc tội), Rama nhấn mạnh đến động

cơ gì ?

a. Danh dự. b. Tình yêu. c. Lòng thù hận. d. Sự ghen tuông.

Câu 21:Tình cảnh của Xita trong đoạn trích Rama buộc tội có thể liên hệ đến nhân vật nào trong văn

học Việt Nam? a. Thúy Kiều. b. Chị Dậu c. Vũ Nương. d. Kiều Nguyệt Nga.

Câu 22: Hình ảnh sao Hôm, sao Mai trong câu ca “ Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng” biểu trưng

điều gì?:

a. Sự thủy chung b. Sự xa cách, lỡ duyên. c. Sự tương xứng. d. Sự đối lập.

Câu 23: Tại sao phần cuối truyện “Tấm Cám” (khi Tấm trở thành hoàng hậu đến lúc trả thù mẹ con

Cám), nhân vật ông bụt không xuất hiện để giúp đỡ Tấm?

a. Vì Tấm đã trở thành hoàng hậu có đủ quyền đủ thế để trả thù. b. Vì ở phần này, Tấm không khóc nên không có ông bụt hiện lên. c. Vì lúc này, Tấm tự biến hóa được.

d. Vì người bình dân muốn đề cao và khẳng định tinh thần tự đấu tranh của Tấm.

Câu 24: Khi làm bài thơ “Bánh trôi nước”, Hồ Xuân Hương đã giao tiếp với người đọc về vấn đề thân

phận người phụ nữ thời phong kiến. Vấn đề đó là: a. Hoàn cảnh giao tiếp.

b. Phương tiện giao tiếp. c. Nội dung giao tiếp. d. Mục đích giao tiếp.

II. Tự luận :( 25 phút, 4 điểm)

Đề: Hãy tóm tắt cuộc đấu tranh của Tấm với mẹ con Cám. Từ đó, trình bày cảm nghĩ của em về

cuộc đấu tranh đó.

GỢI Ý CHẤM PHẦN TỰ LUẬN.I.Về hình thức :Đảm bảo các yêu cầu sau: I.Về hình thức :Đảm bảo các yêu cầu sau:

- Bố cục rõ ràng. - Hành văn trôi chảy.

- Không có lỗi dùng từ, đặt câu ...

II.Về nội dung: Đảm bảo các ý sau:

1. Tóm tắt ngắn gọn cuộc đấu tranh: ( 2 điểm)

- Đoạn đầu của truyện, Tấm luôn bị mẹ con Cám ức hiếp ( cướp giỏ cá, không cho đi xem hội, giết cá bống…) Dù muốn phản kháng nhưng vì yếu đuối, bất lực nên Tấm chỉ biết khóc. Những lần như vậy, bụt thường hiện lên để giúp đỡ Tấm. Nhờ thế, Tấm được làm hoàng hậu.

- Sau khi trở thành hoàng hậu, Tấm không còn yếu đuối nữa. Sức sống mạnh mẽ trỗi dậy, Tấm tự mình đấu tranh để đòi lại hạnh phúc, tiêu diệt kẻ thù (những lần hóa thân, giết mẹ con Cám)

2. Phát biểu cảm nghĩ: ( 2 điểm)

- Cuộc đấu tranh không đơn giảm phản ánh xung đột trong phạm vi gia đình mà sâu sắc hơn phản ánh mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác trong xã hội có giai cấp.

- Cuộc đấu tranh ngày càng quyết liệt, từ bị động sang chủ động và cuối cùng trở thành một mất một còn.

- Quá trình đấu tranh ấy còn cho thấy thái độ, ước mơ và quan niệm sống của người bình dân: Bênh vực cái thiện; khẳng định cái thiện luôn chiến thắng, cái ác luôn bị trừng trị thích đáng; ước mơ của người bình dân về công bằng xã hội; quan niệm chỉ có tự dấu tranh, đấu tranh quyết liệt với kẻ thù mới có thể giữ được hạnh phúc.

( Lưu ý:Cần trân trọng những cảm nghĩ mới lạ ( khác với gợi ý )trên cở sở lập luận chặt chẽ của học sinh.)

---

KHÁI QUÁT VAN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ THỨ X ĐẾN HẾT THẾ KỶ XIX TỪ THẾ KỶ THỨ X ĐẾN HẾT THẾ KỶ XIX

34-35---

I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

- Nắm được các thành phần chủ yếu và các giai đoạn phát triển của văn học viết Việt Nam từ thế kỷ thứ X đến hết thế kỷ XIX.

- Nắm vững một số đặc điểm lớn về nội dung và hình thức của văn học trung đại Việt Nam trong quá trình phát triển của nó.

- Yêu mến, trân trọng và giữ gìn phát huy di sản văn học dân tộc.

II. phương tiện thực hiện:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên và bản thiết kế.

III . Cách thức tiến hành:

Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp phương pháp đọc hiểu, trả lời câu hỏi.

IV. Tiến trình lên lớp.

1. Kiểm tra bài cũ. 2. Giới thiệu bài mới. 3. Tiến hành bài dạy:

H.động của GV và HS Nội dung cần đạt

- HS đọc SGK rút ra các ý chính để trả lời các câu hỏi của GV theo từng đề mục. - GV củng cố, hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Giáo án Văn 10 HK I (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w