Cơ thể dẹp ,đối xứng 2 bên và phân biệt đầu đuôi , lưng bụng , ruột phân nhiều

Một phần của tài liệu giao an sinh 7-ALL (Trang 29 - 32)

đầu đuôi , lưng bụng , ruột phân nhiều nhánh , chưa có ruột sau và hậu môn . Phần lớn giun dẹp kí sinh còn có thêm :

? Qua bài học này em hiểu gì về ngành Giun dẹp ?

- Yêu cầu HS đọc phần “ Em có biết “

giác bám , cơ quan sinh sản phát triển , ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian .

- HS đọc kết luận trong SGK. - Đọc “ Em có biết “.

4. Củng cố, đánh giá:

? Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng để thích nghi với kí sinh trong ruột người ?

( Cơ quan bám tăng cường :có giác bám, 1 số còn có thêm móc bám.Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng qua thành cơ thể, hiệu quả hơn qua ống tiêu hóa nhiều lần. Mỗi đốt có 1 cơ quan sinh sản lưỡng tính, chỉ có ở sán dây).

? Các loại Giun dẹp xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các con đường nào ? ( Sán lá, sán dây xâm nhập vào cơ thể qua ăn uống là chủ yếu. Riêng sán lá máu, ấu trùng xâm nhập qua da. Ăn tiết canh, ăn tái, nem chua khiến nước ta có tỷ lệ mắc bệnh sán lá, sán dây ở người cao).

5. Hướng dẫn, dặn dò:

- Học theo bài ghi và trả lời các câu hỏi trong SGK. . - Nghiên cứu trước bài 13: “ Giun đũa “.

B:NGÀNH GIUN TRÒN

Tiết 13 : GIUN ĐŨA

I. MỤC TIÊU

- Thông qua đại diện giun đũa, hiểu được đặc điểm chung của ngành Giun tròn, mà đa số là kí sinh.

- Mô tả được cấu tạo ngoài, cấu tạo trong và dinh dưỡng của giun đũa thích nghi với kí sinh.

- Giải thích được vòng đời của của giun đũa ( có giai đoạn qua tim, gan, phổi). Từ đó biết cách phòng trừ giun đũa, 1 bệnh rất phổ biến ở Việt N am.

- Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh hình về giun đũa trong SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài cũ: Nêu đặc điểm chung của ngành Giun dẹp ?

2.Vào bài: Giun tròn sống trong nước, đất ẩm và kí sinh ở cơ thể ĐV, TV và người.

Tìm hiểu về chúng và cách phòng chống giun đũa kí sinh.

3.Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV yêu cầu HS quan sát hình 13.1 , 13.2 và nghiên cứu thông tin SGK, kết hợp nghe giảng, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi:

? Trình bày cấu tạo của giun đũa ?

? Giun cái dài và mập hơn giun đực có ý nghĩa sinh học gì ?

? Nếu giun đũa thiếu lớp vỏ cuticun thì số phận chúng sẽ như thế nào ?

? Ruột thẳng và kết thúc tại hậu môn ở giun đũa so với ruột phân nhánh ở giun dẹp ( chưa có hậu môn) thì tốc độ tiêu hóa ở loài nào cao hơn ? Tại sao ? ? Giun đũa di chuyền bằng cách nào ?

I. Cấu tạo , di chuyển và dinh dưỡng của giun đũa :

- Đẻ nhiều trứng, ấu trùng có khả năng sinh sản, làm cho số lượng các thế hệ sau tăng lên rất nhiều, dù tỉ lệ tử vong cao, chúng vẫn còn 1 lượng đáng kể để tiếp tục tồn tại và phát triển

- Lớp vỏ cuticun là “ chiếc áo giáp hóa học “giúp chúng chống được tác dụng rất mạnh của dịch tiêu hóa trong ruột người. Khi lớp vỏ này mất hiệu lực, thì chúng sẽ bị tiêu hóa như những thức ăn khác

- Giun đũa cao hơn. Vì ống tiêu hóa chuyên hóa hơn, nên đồng hóa thức ăn hiệu quả hơn kiểu ruột túi

Nhờ đặc điểm nào giun đũa chui vào được ống mật và hậu quả sẽ như thế nào đối với con người ?

- GV nhận xét, bổ sung giúp HS rút ra tiểu kết.

- GV yêu cầu HS đọc mục 1 SGK/48 và trả lời câu hỏi:

? Nêu cấu tạo cơ quan sinh dục ở giun đũa?

- KL:

- Yêu cầu HS quan sát hình 13.3 và 13.4, trả lời câu hỏi.

? Trình bày vòng đời của giun đũa bằng sơ đồ

? Rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống có liên quan gì đến bệnh giun đũa ? ? Tại sao y học khuyên mỗi người nên tẩy giun từ 1-2 lần trong năm ?

- GV nêu một số tác hại: gây tắc ruột, tắc ống mật, suy dinh dưỡng cho vật chủ - Yêu cầu HS rút ra tiểu kết.

- Nhờ đầu giun đũa nhọn, nhiều giun con có kích thước nhỏ, nên chúng chui vào đầy ống mật. người bệnh đau bụng dữ dội và rối loạn tiêu hóa

+ Cấu tạo:

Một phần của tài liệu giao an sinh 7-ALL (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w