ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Một phần của tài liệu quản lí (Trang 71 - 75)

III/ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG, PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRƯỜNG HỌC

5. Một số biện pháp bồi dưỡng phát triển đội ngũ

5.3 ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

Chương trình phát triển đội ngũ cần phải được đánh giá và cập nhật thường xuyên. Cho dù đó là thành công hay thất bại của một hoạt động.

Dưới đây là một số cách đánh giá:

• - Yêu cầu các thành viên phát biểu ý kiến đánh giá của

mình sau khi tham dự một hội thảo.

• - Yêu cầu các thành viên viết báo cáo về một hội thảo,

tập huấn, đi thực tế…

• - Yêu cầu các thành viên viết sáng kiến kinh nghiệm

hoặc kế hoạch hành động từ những điều đã tiếp thu được qua các khoá tập huấn, hội thảo,…

• - Ban giám hiệu trực tiếp dự giờ với phương châm “đánh

giá thúc đẩy phát triển” nhằm tìm ra các giải pháp giúp nâng cao nghiệp vụ giảng dạy của giáo viên

Tóm lại, chăm lo bồi dưỡng, phát triển trình độ

chuyên môn cho ĐNGV là rất cần thiết nhằm giúp nhà trường theo kịp xu hướng giáo dục mới và không ngừng nâng cao chất lượng GD.

• Việc bồi dưỡng, phát triển đội ngũ là việc làm thường xuyên, lâu dài và phải được tiến hành song song với công tác cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên.

• Nhà trường cần khuyến khích và tạo điều kiện để tất cả các thành viên tham gia có định hướng đối với việc tự học, học tập suốt đời.

IV/ KẾT LUẬN

• Quản lý và bồi dưỡng PTĐN là một nhiệm vụ QL quan trọng của người hiệu trưởng.

• Nó có ý nghĩa quan trọng đối với việc đào tạo thể hệ trẻ ở trường phổ thông vì tập thể các bộ, giáo viên trong nhà trường đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục.

• Đây là việc làm khó, cần phải phối hợp nhiều biện pháp, đòi hỏi ở người hiệu trưởng những phẩm chất, năng lực tương ứng.

• Người hiệu trưởng phải là người được tập thể tin tưởng, là trụ cột của nhà trường, tập hợp, lôi kéo được các thành viên trong tập thể.

• Đồng thời người hiệu trưởng cũng cần có một năng lực lãnh đạo, tổ chức để tạo nên một sức mạnh tập thể nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

• Xây dựng tập thể sư phạm nhà trường là một công việc phải tiến hành theo kế hoạch lâu dài nhưng phải thường xuyên và yêu cầu khẩn trương. Hiệu trưởng là người trực tiếp phụ trách công tác này, phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường và lôi cuốn toàn thể CBGV tham gia xây dựng tập thể sư

CÂU HỎI

1. Anh (chị) hãy phân tích những đặc điểm, yêu cầu của đội ngũ trường học.

2. Anh (chị) hãy trình bày những biện pháp tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng, phát triển đội ngũ.

Một phần của tài liệu quản lí (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(75 trang)