II. QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ TRONG TRƯỜNG HỌC
2. Biện pháp quản lý đội ngũ
2.1 Tìm hiểu, nắm chắc tình hình đội ngũ
• Nắm chắc tình hình đội ngũ về các mặt : Lý lịch bản thân,
quá trình đào tạo, quá trình công tác, hoàn cảnh gia đình, nguỵên vọng, sở trường, mặt mạnh, mặt yếu…
• Tìm hiểu đội ngũ giáo viên là phải tìm ra những điểm
mạnh, điểm yếu về từng mặt của từng cá nhân, của cả tập thể, từ đó chọn lọc những nội dung phục vụ cho mục đích
Để tìm hiểu đội ngũ cần tiến hành những công việc sau:
• - Nghiên cứu hồ sơ của cán bộ giáo viên như: lý lịch, các
phiếu nhận xét… và ý kiến đánh giá của cơ quan cũ chủ yếu là để tìm hiểu quá khứ.
• - Biện pháp quan sát, đánh giá kết hợp với xem xét dư
luận tập thể thường được sử dụng nhiều nhất gắn với chức năng kiểm tra của hiệu trưởng.
• - Tiếp xúc cá nhân: Việc gặp riêng không phải là biện
pháp thường xuyên nhưng trong nhiều trường hợp có thể làm rõ các vấn đề trong quá khứ, hiện tại và dự định tương lai.
• Việc tìm hiểu, nắm bắt tình hình đội ngũ giáo viên, cán
bộ cầøn phải được làm thường xuyên nhưng cũng phải có chọn lọc trọng tâm đối tượng, loại hình cán bộ hay từng mặt của cán bộ trong những thời gian nhất định
2.2. Hoàn thiện cơ cấu và cơ chế hoạt động của tập thể SP
• Các tổ chức chính thức trong nhà trường được quy định trong điều lệ trường phổ thông.
• Xây dựng cơ chế hợp lý.
Cơ chế là mặt bên trong của tổ chức, là tập hợp các phương thức hoạt động, các chế độ, chính sách. Nếu cơ chế hợp lý thì tiềm năng đó sẽ nẩy nở, phát triển làm cho tổ chức đó trở nên năng động và tạo nên sức mạnh to lớn. Ngược lại, một cơ chế không phù hợp sẽ làm cho tổ chức yếu đi, có khi dẫn tới triệt tiêu sức mạnh của tập thể.
• Trong hoạt động quản lý nhà trường, hiệu trưởng phải xây dựng tốt các nối quan hệ giữa: hiệu trưởng – chi bộ Đảng – Công đoàn – Đoàn thanh niên; các quan hệ giữa: hiệu trưởng – các phó hiệu trưởng – các tổ trưởng chuyên môn… Sự thống nhất giữa các tổ chức trong nhà trường hướng theo mục tiêu đào tạo, tạo nên giá trị và sức mạnh của tập thể. Muốn vậy người hiệu trưởng cần:
• - Tạo nên một đội ngũ những người cộng sự có năng lực,
đoàn kết, tin tưởng lẫn nhau, trong đó mỗi người vừa thấy hài lòng với công việc vừa thoả mãn được nhiều hơn nhu cầu xã hội cuả mình.
• - Hiệu trưởng phải có sự phân công cụ thể về quỳên hạn
và trách nhiệm của đội ngũ những người công sự (được làm những gì và quỳên hạn đến đâu).
• - Phải xây dựng mục tiêu cụ thể, chính xác. Khi xây dựng
mục tiêu các thành viên phải được bàn bạc dân chủ thật sự. Mọi người đều được nêu ý kiến và mọi ý kiến đều được xem xét một cách bình đẳng. Mục tiêu của tập thể thực tiễn và phải có tính khả thi.
2.3 Xây dựng nền nếp tập thể
Việc xây dựng các nền nếp lao động, sinh hoạt trong nhà trường là cơ sở để duy trì kỷ cương, là tiền đề cho sự đoàn kết nhất trí.
Các nền nếp trong nhà trường gồm:
• - Các nền nếp về chuyên môn
• - Các nền nếp về hành chính
• - Các nền nếp sinh hoạt tập thể
Để xây dựng và thực hiện tốt các nền nếp, hiệu trưởng nên tổ chức cho tập thể sư phạm bàn bạc, thảo luận dân chủ và xây dựng để những quy định này trở thành yêu cầu của tập thể, như thế mọi
2.4.Xây dựng mối quan hệ lành mạnh trong tập thể SP
• Trong một tập thể sư phạm có 3 loại mối quan hệ: Quan
hệ cá nhân – cá nhân, quan hệ cá nhân – tập thể, quan hệ giữa các tập thể.
• Người hiệu trưởng phải luôn chú ý xây dựng tốt các quan
hệ đó, kịp thời giải quyết những mâu thuẫn phát sinh; tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên được bàn bạc, dân chủ về các chủ trương, kế hoạch công tác của nhà trường.
• Hiệu trưởng cần lắng nghe dư luận quần chúng để phán
đoán, phát hiện và giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, thắc mắc của các cá nhân, tập thể nhỏ, tạo nên sự hài hòa gắn bó giữa các thành viên trong tập thể.
• Cán bộ lãnh đạo nhà trường phải đoàn kết, đấu tranh phê
2.5 Chăm lo đời sống VC và tinh thần cho đội ngũ
• Hoàn cảnh đời sống của cán bộ, giáo viên ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động của nhà trường. Vì vậy, hiệu trưởng cần có sự quân tâm vật chất và cả tinh thần cho cán bộ, giáo viên.
• - Nhà trường cần thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ chính sách, đảm bảo quỳên lợi vật chất và tinh thần cho các bộ, giáo viên như nâng bậc lương, chế độ nghỉ hè, trợ cấp khó khăn, tiền thưởng cuối năm, tiền bồi dưỡng dạy thêm.
• - Lãnh đạo nhà trường cùng ban giám hiệu, công đoàn tìm biện pháp để tăng thu nhập cho mọi người tuỳ theo hoàn cảnh của từng trường.
• - Phản ánh đầy đủ tình hình đời sống của cán bộ, giáo viên trong trường với cấp trên và kiến nghị những biên pháp mà địa phương có thể giúp đỡ được.
• - Ban giám hiệu, công đòan cần chú ý tổ chức đời sống tinh thần cho cán bộ, giáo viên như tham quan du lịch, các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao.
• - Quan tâm thăm hỏi, chăm sóc sức khỏe cán bộ, giáo viên khi ốm đau, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với anh chị em.
• -Tạo điều kiện về thời gian và phương tiện cho cán bộ, giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.