A. Mục tiêu bài học:
Kiến thức
- Ôn lại và sử dụng tất cả những hiện tượng và những công thức chính đã thiết lập trong chương III.
Kỹ năng
- Giải bài tập về sóng cơ học, sóng âm, hiệu ứng Đốple. B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
a) Kiến thức và dụng cụ:
- Các kiến thức trong chương: sóng cơ, sóng âm, giao thoa của sóng, hiệu ứng Đốple. - Các bài tập trong SGK.
b) Phiếu học tập:
P1. Một sóng cơ học lan truyền trên sợi dây đàn hồi, trong khoảng thời gian 6s sóng truyền được 6m. Tốc độ truyền sóng trên dây là bao nhiêu?
A. v = 1m. B. v = 6m. C. v = 100cm/s. D. v = 200cm/s.
P2. Một sóng ngang lan truyền trên một dây đàn hồi rất dài, đầu 0 của sợi dây dao động theo phương trình u = 3,6sin(πt)cm, vận tốc sóng bằng 1m/s. Phương trình dao động của một điểm M trên dây cách 0 một đoạn 2m là
A. uM = 3,6sin(πt)cm. B. uM = 3,6sin(πt - 2)cm. C. uM = 3,6sinπ (t - 2)cm. D. uM = 3,6sin(πt + 2π)cm.
P3. Đầu 0 của một sợi dây đàn hồi nằm ngang dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với biên độ 3cm với tần số 2Hz. Sau 2s sóng truyền được 2m. Chọn gốc thời gian là lúc điểm 0 đi qua VTCB theo chiều dương. Li độ của điểm M cách 0 một khoảng 2m tại thời điểm 2s là
A. xM = 0cm. B. xM = 3cm. C. xM = - 3cm. D. xM = 1,5 cm.
P4. Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn sóng kết hợp S1 và S2 dao động với tần số 15Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30cm/s. Với điểm M có những khoảng d1, d2 nào dưới đây sẽ dao động với biên độ cực đại?
A. d1 = 25cm và d2 = 20cm. B. d1 = 25cm và d2 = 21cm. C. d1 = 25cm và d2 = 22cm. D. d1 = 20cm và d2 = 25cm.
P5. Dùng một âm thoa có tần số rung f = 100Hz để tạo ra tại 2 điểm O1 và O2 trên mặt nước hai nguồn sóng cùng biên độ, cùng pha. Biết O1O2 = 3cm. Một hệ gợn lồi xuất hiện gồm một gợn thẳng và 14 gợn hypebol mỗi bên. Khoảng cách giữa hai gợn ngoài cùng đo dọc theo O1O2 là 2,8cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là bao nhiêu?
A. v = 0,1m/s. B. v = 0,2m/s. C. v = 0,4m/s. D. v = 0,8m/s.
P6. Tại một điểm A nằm cách nguồn âm N (nguồn điểm) một khoảng NA = 1m, có mức chuyển động âm là LA = 90dB. Biết ngưỡng nghe của âm đó là I0 = 0,1nW/m2. Cường độ của âm đó tại A là
A. IA = 0,1nW/m2. B. IA = 0,1mW/m2. C. IA = 0,1W/m2. D. IA = 0,1GW/m2.
P7. Tại một điểm A nằm cách nguồn âm N (nguồn điểm) một khoảng NA = 1m, có mức chuyển động âm là LA = 90dB. Biết ngưỡng nghe của âm đó là I0 = 0,1nW/m2. Mức cường độ của âm đó tại điểm B cách N một khoảng NB = 10m là
A. LB = 7B. B. LB = 7dB. C. LB = 80dB. D. LB = 90dB.
P8. Một sợi dây đàn hồi AB được căng theo phương ngang, đầu A cố định, đầu B được rung nhờ một dụng cụ để tạo thành sóng dừng trên dây. Tần số rung là 100Hz và khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là l = 1m. Tốc độ truyền sóng trên dây là:
A. 100cm/s; B. 50cm/s; C. 75cm/s; D. 150cm/s.
c) Đáp án phiếu học tập: 1(C); 2(C); 3(A); 4(B); 5(B); 6(C); 7(A); 8(B). d) Dự kiến ghi bảng: (Chia thành hai cột)
Bài 19. Bài tập về sóng cơ. I) Tóm tắt kiến thức:
1. Sóng cơ: là những dao động cơ lan truyền... - Sóng dọc sóng ngang...
2. Phương trình sóng: u = ... + ý nghĩa các đại lượng...
+ Sóng tuần hoàn theo thời gian và không gian + Tại 1 điểm li độ các điểm sóng là hàm sin (cos) Sau 1 bước sóng , sóng lặp lại như cũ.
3. Sóng dừng: + Là tổng hợp sóng tới và phản xạ trên ... + Khoảng cách 2 bụng hoặc nút là λ/2... * Điều kiện có sóng dừng: + Hai đầu là nút (gần nút) L = kλ/2 + Một đầu nút, 1 đầu bụng L’ = (2k+1)λ/4 4. Giao thoa của sóng:
+ Hai sóng kết hợp giao thoa... + Điều kiện giao thoa; Sóng kết hợp. + Điều kiện 1 điểm có Amax: ... + Điều kiện có Amin: ... 5. Nhiễu xạ sóng:
+ Hiện tượng sóng không đi thẳng... + Sóng gặp khe hẹp, vật cản nhỏ ... 6. Sóng âm:
+ Là sóng dọc...
+ Có các tính chất như sóng cơ.
+ Cảm giác về âm phụ thuộc vào nguồn âm và tai người nghe. Nên âm có đặc trưng sinh lí và vật lí.
- Độ cao của âm tăng theo tần số âm.
- Độ to của âm phụ thuộc cường độ âm. Mức cường độ âm để so sánh cường độ âm nghe với cường độ âm chuẩn.
- Âm nhỏ nhất có I0 = 10-12W/m2 ứng với 0 dB - Âm lớn nhất có I = 10W/m2 ứng với 130 dB - Âm sắc phụ thuộc dạng đồ thị âm.
7. Nguồn nhạc âm: đàn, sáo... Khi phát ra tạo ra sóng dừng.
8. Hộp cộng hưởng: hộp rỗng gắn với nguồn âm. 9. Hiệu ứng Đốp-le:
- Khi có chuyển động tương đối giữa nguồn phát âm và máy thu thì tần số tăng hoặc giảm.
- S M u V u V f ' f − + =
V: tốc độ truyền âm của môi trường. uM: tốc độ máy thu với môi trường. uS tốc độ nguồn âm với môi trường. II) Bài tập:
Bài tập 1: (Ghi tóm tắt cách giải như trong SGK). Bài tập 2:
(Các bài tập làm tương tự).
2. Học sinh:
3. Gợi ý ứng dụng CNTT:
GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh liên quan đến bài tập. C. Tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 ( phút) : ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ. Kết hợp với bài chữa Hoạt động 2 ( phút) : Bài mới: Phần I: Tóm tắt kiến thức cơ bản.
Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên
- Trả lời câu hỏi của thày nêu ra. - Nhận xét bạn ...
-
- Sóng và các đại lượng đặc trưng của sóng âm. - Âm sắc, cường độ âm, mức cường độ âm. - Cộng hưởng âm.
- Hiệu ứng Đốp-le. Hoạt động 3 ( phút): Chữa một số bài tập.
Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc kỹ đầu bài - Tóm tắt và giải - Nhận xét bạn ... + Bài tập 1 trang 112 SGK: - Gọi HS tóm tắt và giải. - HS khác nhận xét. - Đọc kỹ đầu bài - Tóm tắt và giải - Nhận xét bạn ... + Bài tập 2 trang 113 SGK: - Gọi HS tóm tắt và giải. - HS khác nhận xét. - Đọc kỹ đầu bài - Tóm tắt và giải - Nhận xét bạn ... + Bài tập 3 trang 114 SGK: - Gọi HS tóm tắt và giải. - HS khác nhận xét. - Đọc kỹ đầu bài - Tóm tắt và giải - Nhận xét bạn ... + Bài tập 4 trang 115 SGK: - Gọi HS tóm tắt và giải. - HS khác nhận xét. - Đọc kỹ đầu bài - Tóm tắt và giải - Nhận xét bạn ... + Bài tập 5 trang 116 SGK: - Gọi HS tóm tắt và giải. - HS khác nhận xét. - Đọc kỹ đầu bài - Tóm tắt và giải - Nhận xét bạn ... + Bài tập 6 trang 117 SGK: - Gọi HS tóm tắt và giải. - HS khác nhận xét. - Đọc kỹ đầu bài - Tóm tắt và giải - Nhận xét bạn ... + Bài tập 7 trang 117 SGK: - Gọi HS tóm tắt và giải. - HS khác nhận xét. Hoạt động 4 ( phút): Vận dụng, củng cố: - Trong giờ.
Hoạt động 5 ( phút): Hướng dẫn về nhà.
Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà. - Về làm bài và đọc SGK bài sau.
- BT trong SBT: 3.25; 3.24. - Đọc : “Bài đọc thêm” trang 118. - Đọc bài thực hành SGK. Giờ sau học.