A. Mục tiêu bài học:
Kiến thức
- Nêu được định nghĩa sóng. Phân biệt được sóng dọc và sóng ngang. - Giải thích được nguyên nhân tạo thành sóng.
- Nêu được ý nghĩa của các đại lượng đặc trưng cho sóng cơ như biên độ, chu kỳ, tần số, biên độ, bước sóng, vận tốc truyền sóng, năng lượng sóng.
- Lập được phương trình sóng và nêu ý nghĩa của các đại lượng trong phương trình sóng.
Kỹ năng
- Giải thích quá trình truyền sóng.
- Viết phương trình sóng tại một điểm, tìm được độ lệch pha của sóng tại hai điểm khác nhau. B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
a) Kiến thức và dụng cụ: - Chậu nước có đường kính 50cm.
- Lò xo để làm thí nghiệm sóng dọc, sóng ngang.
- Hình vẽ phóng to các phần tử của sóng ngang ở các thời điểm khác nhau. - Những diều cần lưu ý trong SGV.
P1. Sóng cơ là gì?
A. Sự truyền chuyển động cơ trong không khí.
B. Những dao động cơ học lan truyền trong môi trường vật chất. C. Chuyển động tương đối của vật này so với vật khác.
D. Sự co dãn tuần hoàn giữa các phần tử môi trường. P2. Bước sóng là gì?
A. Là quãng đường mà mỗi phần tử của môi trường đi được trong 1 giây. B. Là khoảng cách giữa hai phần tử của sóng dao động ngược pha.
C. Là khoảng cách giữa hai phần tử sóng gần nhau nhất dao động cùng pha. D. Là khoảng cách giữa hai vị trí xa nhau nhất của mỗi phần tử sóng.
P3. Một sóng cơ có tần số 1000Hz truyền đi với tốc độ 330 m/s thì bước sóng của nó có giá trị nào sau đây?
A. 330 000 m. B. 0,3 m-1. C. 0,33 m/s. D. 0,33 m.
P4. Sóng ngang là sóng:
A. lan truyền theo phương nằm ngang.
B. trong đó các phần tử sóng dao động theo phương nằm ngang.
C. trong đó các phần tử sóng dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng. D. trong đó các phần tử sóng dao động theo cùng một phương với phương truyền sóng. P5. Phương trình sóng có dạng nào trong các dạng dưới đây:
A. x = Asin(ωt + ϕ); B. u Asin (t-x) λ ω = ; C. -x) T t ( 2 sin A u λ π = ; D. ) T t ( sin A u= ω +ϕ .
P6. Một sóng cơ học có tần số f lan truyền trong môi trường vật chất đàn hồi với vận tốc v, khi đó bước sóng được tính theo công thức
A. λ = v.f; B. λ = v/f; C. λ = 2v.f; D. λ = 2v/f P7 Phát biểu nào sau đây về đại lượng đặc trưng của sóng cơ học là không đúng?
A. Chu kỳ của sóng chính bằng chu kỳ dao động của các phần tử dao động. B. Tần số của sóng chính bằng tần số dao động của các phần tử dao động. C. Tốc độ của sóng chính bằng tốc độ dao động của các phần tử dao động. D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kỳ.
P8 Sóng cơ học lan truyền trong môi trường đàn hồi với tốc độ v không đổi, khi tăng tần số sóng lên 2 lần thì bước sóng A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. không đổi. D. giảm 2 lần.
P9 Tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào
A. năng lượng sóng. B. tần số dao động. C. môi trường truyền sóng. D. bước sóng
P10 Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển thấy nó nhô lên cao 10 lần trong 18s, khoảng cách giữa hai ngọn sóng kề nhau là 2m. Tốc độ truyền sóng trên mặt biển là
A. v = 1m/s. B. v = 2m/s. C. v = 4m/s. D. v = 8m/s.
c) Đáp án phiếu học tập: 1(B); 2(C); 3(D); 4(C); 5(C); 6(B); 7(C); 8(B); 9(C); 10(A). d) Dự kiến ghi bảng: (Chia thành hai cột)
Chương III. Sóng cơ học Bài 14. Sóng cơ. Phương trình sóng cơ. 1. Hiện tượng sóng:
a) Quan sát: SGK
b) Khái niệm sóng cơ: SGK + Sóng dọc:…
+ Sóng ngang: …
c) Giải thích sự tạo thành sóng cơ: SGK. + Kết luận: SGK
2. Những đại lượng đặc trưng của chuyển động sóng: a) Chu kỳ và tần số sóng: SGK
3. Phương trình sóng: a) Lập phương trình:
+ Tao M cách nguồn sóng O là x, tốc độ v, thời gian truyền sóng: t’ = x/v, bước sóng λ, nguồn O dao động theo phương trình: uO = Asinωt. + Thì ) v x t sin( A ) 't t ( sin A uM = M ω − = ω −ω Vậy uM Asin( t x) λ π − ω = 2 .
b) Một số tính chất của sóng suy ra phương trình sóng: + Tính tuần hoàn theo thời gian.
b) Biên độ sóng: SGK c) Bước sóng: (theo 2 cách) SGk d) Tốc độ truyền sóng: f T v = λ =λ . e) Năng lượng sóng: SGK
+ Tính tuần hoàn theo không gian. c) Ví dụ: SGK
4. Trả lời các phiếu học tập: ... 2. Học sinh:
- Xem lại về phương trình dao động điều hoà, các đại lượng của phương trình dao động điều hoà. 3. Gợi ý ứng dụng CNTT:
GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh về quá trình truyền sóng... C. Tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 ( phút) : ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ. * Nắm được sự chuẩn bị bài của học sinh.
Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên
- Báo cáo tình hình lớp. - Trả lời câu hỏi của thày. - Nhận xét bạn.
- Tình hình học sinh.
- Yêu cầu: trả lời về độ lệch pha 2 dao động điều hoà cùng tần số.
- Kiểm tra miệng, 1 đến 2 em. Hoạt động 2 ( phút) : Bài mới: Chương III - Sóng cơ. Bài 14. Sóng cơ. Phương trình sóng. Phần 1: Hiện tượng sóng.
* Nắm được hiện tượng sóng, khái niệm sóng, sóng dọc, sóng ngang.
Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên
- Quan sát hiện tượng sóng qua thí nghiệm - Thảo luận nhóm về hiện tượng sóng. - Trình bày
+ Quan sát hiện tượng sóng trên mặt nước. - Trình bày hiện tượng.
- Nhận xét, bổ xung, tóm tắt. - Trả lời (SGK)
- Nhận xét bạn
- Trình bày về sóng ngang, dọc..
- Nhận xét: các phần tử chỉ dao động tại chỗ. - Trả lời câu hỏi C1.
+ Tìm hiểu khái niệm sóng, sóng dọc, sóng ngang. - Trình bày: sóng là gì?
- Sóng ngang, sóng dọc. - Chú ý gì?
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1. - Quan sát hình vẽ
- Thảo luận nhóm quá trình truyền sóng. - Nhận xét quá trình truyền sóng ... - Nêu như SGK.
- Nêu nhận xét... - Trả lời câu hỏi C2, C3.
+ Giải thích tạo thành sóng.
- Treo hình vẽ, HS quan sát, trình bày.. - HD HS
- Nêu quá trình truyền sóng. - Nhận xét, bổ xung, tóm tắt. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C2, C3. Hoạt động 3 ( phút): Các đại lượng đặc trưng của sóng.
* Nắm được các đại lượng đặc trưng của sóng.
Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK - Thảo luận nhóm - Trình bày - Nhận xét.
- Trả lời câu hỏi C4, 5.
+ Chu kỳ và tần số + Biên độ
+ Bước sóng
+ Tốc độ truyền sóng + Năng lượng sóng.
- Mỗi khái niệm cho HS đọc SGK, thảo luận nhóm và trình bày sau đó GV nhận xét.
Hoạt động 4 ( phút): Phương trình sóng. * Viết được phương trình sóng tại 1 điểm.
Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên
- Thảo luận nhóm. - Trình bày... - Nhận xét.
- Cho phương trình sóng tại nguồn sóng, tốc độ, quãng đường, bước sóng. Tìm phương trình sóng tại điểm bất kỳ.
- HD HS tìm thời gian sau đó viết PT. - Viết PT ở các điểm khác nhau. - Đọc SGK
- Thảo luận nhóm. - Trình bày.
+ Tính chất của sóng: - Tuần hoàn theo thời gian - Tuần hoàn theo không gian - Đọc SGK, thảo luận nhóm về tìm λ, phương trình sóng.
- Tìm λ và phương trình sóng. - Nhận xét bạn..
+ Ví dụ: Đọc SGK
- Tìm bước sóng, viết phương trình sóng? - Nhận xét, bổ xung.
Hoạt động 5 ( phút): Vận dụng, củng cố.
Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK, làm bài. - Trình bày...
- Ghi nhận kiến thức.
+ Làm thí dụ trong SGK. - Tóm tắt bài.
- Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy. Hoạt động 6 ( phút): Hướng dẫn về nhà.
Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà. - Về làm bài và đọc SGK bài sau.
- Trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong SGK. - BT trong SBT:
- Đọc bài sau trong SGK.