A. Mục tiêu bài học:
Kiến thức
- Hiểu được hai phương án thí nghiệm để xác định chu kỳ dao động của con lắc đơn và con lắc lò xo. - Thực hiện được trong hai phương án để xác định chu kỳ dao động của một con lắc.
- Tính được gia tốc trọng trường từ kết quả thí nghiệm với con lắc đơn.
- Củng cố kiến thức về dao động cơ học, kỹ năng sử dụng thước đo độ dài và đồng hồ đo thời gian.
- Bước đầu làm quen với phòng thí nghiệm ảo và đặc biệt là dùng dao động ký ảo để vẽ đồ thị của dao động cơ học (phi điện).
Kỹ năng
- Kỹ năng vận dụng kiến thức đặc biệt là kỹ năng giải thích vào các hiện tượng thực tế quan sát được; đồng thời tiếp tục rèn luyện kỹ năng thao tác thí nghiệm đã tiến hành ở các lớp dưới.
B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên:
a) Kiến thức và dụng cụ: + Về dụng cụ:
Với phương án 1:
- Một giá đỡ cao 1m để treo con lắc, có tấm chỉ thị nằm ngang có các vạch chia đối xứng. - Một cuộn chỉ.
- Một đồng hồ bấm giây (hoặc đồng hồ đeo tay có kim giây). - Một thước đo độ dài có chia mm.
- Hai quả nặng 50g, 20g có móc treo. - Giấy kẻ ô milimét để vẽ đồ thị. Với phương án 2:
- Máy vi tính.
- Phần mềm thí nghiệm ảo. - Cài đặt phần mềm vào máy tính. - Giấy kẻ ô milimét để vẽ đồ thị.
+ Về kiến thức: Để học sinh hiểu được cả hai phương án thí nghiệm, sau đó thực hiện một, cần yêu cầu học sinh ôn tập các kiến thức sau:
- Khái niệm về con lắc đơn, con lắc lò xo, điều kiện dao động nhỏ. - Các công thức về dao động của con lắc đơn và con lắc lò xo.
- Chú ý vai trò của gia tốc trọng trường đối với dao động của con lắc đơn và con lắc lò xo thẳng đứng. + Những điều lưu ý trong SGV.
b) Phiếu học tập:
P1. Chọn câu Đúng. Trong thí nghiệm với con lắc đã làm, khi thay quả nặng 50g bằng quả nặng 20g thì: A. chu kỳ của nó tăng lên rõ rệt. B. Chu kỳ của nó giảm đi rõ rệt.
C. Tần số của nó giảm đi nhiều. D. Tần số của nó hầu như không đổi.
P2. Chọn phát biểu Đúng. Trong thí nghiệm với con lắc lò xo thẳng đứng và con lắc lò xo nằm ngang thì gia tốc trọng trường g
A. chỉ ảnh hưởng tới chu kỳ dao động của con lắc thẳng đứng.
B. không ảnh hưởng tới chu kỳ dao động của cả con lắc thẳng đứng và con lắc nằm ngang. C. chỉ ảnh hưởng tới chu kỳ dao động của con lắc lò xo nằm ngang.
P3. Cùng một địa điểm, người ta thấy trong thời gian con lắc A dao động được 10 chu kỳ thì con lắc B thực hiện được 6 chu kỳ. Biết hiệu số độ dài của chúng là 16cm. Độ dài của mỗi con lắc là:.
A. 6cm và 22cm. B. 9cm và 25cm. C. 12cm và 28cm. D. 25cm và 36cm.
P4. Một con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương tạo thành 450 so với phương nằm ngang thì gia tốc trọng trường A. không ảnh hưởng đến tần số dao động của con lắc.
B. không ảnh hưởng đến chu kỳ dao động của con lắc.
C. làm tăng tần số dao động so với khi con lắc dao động theo phương nằm ngang. D. làm giảm tần số dao động so với khi con lắc dao động theo phương nằm ngang. c) Đáp án phiếu học tập:
d) Dự kiến ghi bảng: (Chia thành hai cột) Bài 13. Thực hành:
Xác định chu kỳ dao động của con lắc đơn hoặc con lắc lò xo và gia tốc trọng trường. 1. Mục đích: SGK.
2. Cơ sở lý thuyết: SGK. 3. Tiến hành thí nghiệm:
a) Phương án 1: Thí nghiệm với con lắc đơn. * Dụng cụ: SGK
* Tiến hành thí nghiệm: + Tạo con lắc đơn... + Cho con lắc dao động ... + Thay bằng quả nặng khác ...
+ Kết quả thí nghiệm... + Nhận xét...
b) Phương án 2: Thí nghiệm ảo với con lắc lò xo thẳng đứng. * Dụng cụ: SGK
* Tiến hành thí nghiệm: + Tạo con lắc lò xo... + Cho con lắc dao động... + Vè đồ thị...
+ Phân tích kết quả... 4. Báo cáo thí nghiệm: SGK. 5. Trả lời phiếu học tập: ... 2. Học sinh:
Về kiến thức: Ôn tập các kiến thức sau:
- Khái niệm về con lắc đơn, con lắc lò xo, điều kiện dao động nhỏ. - Các công thức về dao động của con lắc đơn và con lắc lò xo. s = S0cos(ωt); l g = ω ; m k = ω ; f Tπ= π = ω 2 2 ; ω π = π =2 f 2 T ; k m T=2π ; g l T =2π .
- Vai trò của gia tốc trọng trường đối với dao động của con lắc đơn và con lắc lò xo thẳng đứng. 3. Gợi ý ứng dụng CNTT:
GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh về C. Tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 ( phút) : ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ. * Nắm sự chuẩn bị bài của học sinh.
Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên
- Báo cáo tình hình lớp. - Trả lời câu hỏi của thày. - Nhận xét bạn.
- Tình hình học sinh.
- Yêu cầu: trả lời về mực đích thực hành, các bước tiến hành. - Kiểm tra miệng, 1 đến 3 em.
Hoạt động 2 ( phút) : Bài mới: Tiến hành thí nghiệm thực hành. Phương án 1. * Nắm được các bước tiến hành thí nghiệm, làm thí nghiệm, ghi kết quả.
Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên
- Phân nhóm
- Tiến hành lắp đặt theo thày HD. - Tiến hành lắp đặt TN.
+ HD HS lắp đặt thí nghiệm.
- Hướng dẫn các nhóm lắp đặt thí nghiệm. - Kiểm tra cách lắp đặt, HD cách lắp cho đúng. - Tiến hành làm THN theo các bước.
- Đọc và ghi kết quả TN.
+ HD HS làm TN theo các bước.
- Làm ít nhất 3 lần trở lên.
- Tính toán ra kết quả theo yêu cầu của bài.
- Kiểm tra kết quả các nhóm, HD tìm kết quả cho chính xác. Hoạt động 3 ( phút) : Phương án 2.
* Nắm được các bước tiến hành thí nghiệm ảo, ghi kết quả.
Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên
- Làm TH theo HD của thày - Quan sát và ghi KQ TH - Tính toán kết quả ..
- Sử dụng thí nghiệm ảo như SGK.
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo các bước. - Cách làm báo cáo TH. - Nhận xét HS. - Làm báo cáo TH - Thảo luận nhóm. - Tính toán - Ghi chép KQ ... - Nêu nhận xét...
+ Kiểm tra báo cáo TH - Cách trình bày - Nội dung trình bày - Kết quả đạt được.
- Nhận xét , bổ xung, tóm tắt. Hoạt động 3 ( phút): Vận dụng, củng cố.
Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên
- Nộp báo cáo TH - Ghi nhận ...
- Thu nhận báo cáo - Tóm kết quả TH
- Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy. Hoạt động 4 ( phút): Hướng dẫn về nhà.
Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên
- Xem và làm các Bt còn lại.
- Về làm bài và đọc SGK bài sau. - Ôn tập lại chương II- Thu nhận, tìm cách giải. - Đọc bài sau trong SGK.