Bài 18: HIỆU ỨNG ĐỐP-LE

Một phần của tài liệu Bộ giáo án 12(Nâng cao) Rất hay. Vũ Kim Phượng (Trang 44 - 46)

A. Mục tiêu bài học:

Kiến thức

- Nhận biết được thế nào là hiệu ứng Đốp-le. - Giải thích được nguyên nhân điểm hiệu ứng Đốp-le. - Nêu được một số ứng dụng của hiệu ứng Đốp-le.

Kỹ năng

- Vận dụng được công thức tính tần số ghi âm được khi nguồn âm chuyển động, máy thu đứng yên và khi nguồn âm đứng yên còn máy thu được.

B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên:

a) Kiến thức và dụng cụ:

- Thí nghiệm tạo ra hiệu ứng Đốple bằng cách tạo nguồn âm quay quanh một quỹ đạo tròn trong mặt phẳng nằm ngang. - Hai hình vẽ phóng to để lập luận thay đổi trước sóng âm khi nguồn âm (hau nguồn thu) chuyển động.

- Những điều cần chú ý trong SGV. b) Phiếu học tập:

P1. Hiệu ứng Đốple gây ra hiện tượng gì?

A. Thay đổi cường độ âm khi nguồn âm chuyển động so với người nghe. B. Thay đổi độ cao của âm khi nguồn âm của so với người nghe.

C. Thay đổi âm sắc của âm khi người nghe chuyển động lại gần nguồn âm. D. Thay đổi cả độ cao và cường độ âm khi nguồn âm chuyển động.

A. Nguồn âm chuyển động ra xa máy thu đứng yên. B. Máy thu chuyển động ra xa nguồn âm đứng yên. C. Máy thu chuyển động lại gần nguồn âm đứng yên.

D. Máy thu chuyển động cùng chiều, cùng tốc độ với nguồn âm. P3. Nhận xét nào sau đây là không đúng?

A. Một nguồn âm phát ra một âm có tần số không đổi, tần số âm mà máy thu thu được tăng lên khi nguồn âm chuyển động lại gần máy thu.

B. Một nguồn âm phát ra một âm có tần số không đổi, tần số âm mà máy thu thu được giảm đi khi nguồn âm chuyển động ra xa máy thu.

C. Một nguồn âm phát ra một âm có tần số không đổi, tần số âm mà máy thu thu được tăng lên khi máy thu chuyển động lại gần nguồn âm.

D. Một nguồn âm phát ra một âm có tần số không đổi, tần số âm mà máy thu thu được không thay đổi khi máy thu và nguồn âm cùng chuyển động hướng lại gần nhau.

P4. Tiếng còi có tần số 1000Hz phát ra từ một ôtô đang chuyển động tiến lại gần bạn với tốc độ 10m/s, tốc độ âm trong không khí là 330m/s. Khi đó bạn nghe được âm có tần số là

A. f = 969,69Hz. B. f = 970,59Hz. C. f = 1030,30Hz. D. f = 1031,25Hz.

P5. Tiếng còi có tần số 1000Hz phát ra từ một ôtô đang chuyển động tiến ra xa bạn với tốc độ 10m/s, tốc độ âm trong không khí là 330m/s. Khi đó bạn nghe được âm có tần số là

A. f = 969,69Hz. B. f = 970,59Hz. C. f = 1030,30Hz. D. f = 1031,25Hz. c) Đáp án phiếu học tập: 1(B); 2(C); 3(D); 4(C); 5(B).

d) Dự kiến ghi bảng: (Chia thành hai cột) Bài 18. Hiệu ứng Đốple. 1. Thí nghiệm: SGK

2. Giải thích hiện tượng:

a) Nguồn âm đứng yên, người quan sát (máy thu) chuyển

động: f v v v ' f = ± M

b) Nguồn âm chuyển động, người quan sát (máy thu) đứng

yên: f v v v ' f S ± =

Chú ý ký hiệu và dấu các đại lượng: f: tần số nguồn âm; f’” tần số máy thu v: tốc độ ân trong môi trường.

vM; tốc độ máy thu; Dấu + khi chuyển động lại gần; dấu – khi chuyển động ra xa.

vS: tốc độ nguồn âm. Dấu – khi chuyển động lại gần; dấu + khi chuyển động ra xa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Trả lời phiếu trắc nghiệm: ... 2. Học sinh:

- Ôn lại bài âm, các đặc trưng của âm. 3. Gợi ý ứng dụng CNTT:

GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh về hiệu ứng Đốp ple C. Tổ chức các hoạt động dạy học :

Hoạt động 1 ( phút) : ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ. * Nắm được học bài cũ và chuẩn bị bài mới của học sinh.

Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên

- Báo cáo tình hình lớp. - Trả lời câu hỏi của thày. - Nhận xét bạn.

- Tình hình học sinh.

- Yêu cầu: trả lời về sóng âm. - Kiểm tra miệng, 1 đến 3 em. Hoạt động 2 ( phút) : Bài mới: Bài 18: Cộng hưởng âm. Hiệu ứng Đốple. Phần 1. Thí nghiệm. * Nắm được thí nghiệm về hiệu ứng Đốple.

Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên

- Quan sát thí nghiệm.

- Thảo luận nhóm về hiện tượng xảy ra. - Trình bày hiện tượng.

- Nhận xét bạn.

+ Làm thí nghiệm, học sinh quan sát. - Tìm hiểu hiện tượng xảy ra. - Trình bày hiện tượng. - Nhận xét, bổ xung, tóm tắt.

Hoạt động 3 ( phút): Phần 2: Giải thích hiện tượng. Hiệu ứng Đốp-le. * Nắm được hiệu ứng đốple, cách tìm tần số âm.

Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên

- Trả lời câu hoải C1. - Đọc SGK theo HD

- Thảo luận nhóm khi nguồn âm đứng yên.. - Trình bày hiện tượng.

- Nhận xét bạn. - Trả lời câu hoải C2.

- Yêu cầu HS trả lời câu hoải C1. + HD HS đọc phần 2.a.

- Giải thích hiện tượng?

- Trình bày khi nguồn âm đứng yên...? - Nhận xét, bổ xung, tóm tắt. - Yêu cầu HS trả lời câu hoải C2. - Đọc SGK theo HD

- Thảo luận nhóm về nguồn âm chuyển động. - Trình bày cách giải thích hiện tượng. - Nhận xét bạn.

+ HD HS đọc phần 2.b.

- Tìm hiểu cách giải thích khi nguồn âm chuyển động. - Trình bày hiện tượng?

- Nhận xét, bổ xung, tóm tắt. Hoạt động 4 ( phút): Vận dụng, củng cố.

Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên

- Đọc SGK. - Trả lời câu hỏi. - Ghi nhận kiến thức.

- Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.

- Tóm tắt bài. Đọc “Em có biết” sau bài học. - Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy. Hoạt động 5 ( phút): Hướng dẫn về nhà.

Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà. - Về làm bài và đọc SGK bài sau.

- Trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong SGK. - BT trong SBT:

- Đọc bài sau chữa bài tập.

Một phần của tài liệu Bộ giáo án 12(Nâng cao) Rất hay. Vũ Kim Phượng (Trang 44 - 46)