II. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY :
1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS chữa lỗi dùng từ trong câu (Giáo viên cho HS sửa lỗi dùng từ khoảng 3 câu).
- Hoặc cho cả lớp ghi một đoạn văn ngắn → phát hiện và sửa lỗi sai cho HS.
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG PHẦN GHI BẢNG
- Hướng dẫn HS theo dõi mục I/SGK trang 86 về đặc điểm của danh từ:
+ Hướng dẫn HS theo dõi mẫu câu và lần lượt trả lời các câu hỏi:
1. “Ba con trâu ấy...” → “Con trâu” là danh từ.
2. Từ “Ba”: đứng trước danh từ ; từ chỉ số lượng chính xác.
Từ “Ấy”: đứng sau danh từ; chỉ từ. 3. Các danh từ khác trong câu: Vua, làng,
thúng, gạo, nếp.
⇒ GV giúp HS hình thành các ghi nhớ về đặc điểm của danh từ theo SGK trang 86.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu và trả lời các câu hỏi trong mục II / SGK trang 86 ⇒ Giúp HS nhận biết về hai loại danh từ:
+ Danh từ chỉ đơn vị. + Danh từ chỉ sự vật.
• Danh từ in đậm đứng trước chỉ đơn vị để tính đếm người, sự vật. Còn xác danh từ in đậm đứng sau (trâu, quan, gạo, thác) chỉ sự vật.
• Trong các danh từ chỉ đơn vị, em có nhận xét gì?
⇒ HS trả lời→ GV hình thành cho HS sự nhận biết về hai nhóm nhỏ: Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên và danh từ chỉ đơn vị quy ước (quy ước chính xác và quy ước ước chừng).
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA DANH TỪ :
Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, …
Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó, … ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ. Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước .
II. DANH TỪ CHỈ ĐƠN VỊ VÀ DANHTỪ CHỈ SỰ VẬT: TỪ CHỈ SỰ VẬT:
* Danh từ tiếng Việt được chia thành hai loại lớn là danh từ chỉ đơn vị và danh từ chiû sự vật. Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính điểm, đo lường sự vật. Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm, …
* Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm là : - Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên ( còn gọi là loại từ ).
- Danh từ chỉ đơn vị qui ước . Cụ thể là : + Danh từ chỉ đơn vị chính xác . + Danh từ chỉ đơn vị ước chừng .
4. Luyện tập :
- HS thực hiện các bài tập 1, 2, 3, 4 /SGK trang 87 + Làm miệng các bài tập: 1, 2, 3
+ Viết trên giấy bài tập 4: Viết chính tả bài tập 4.
Gợi ý :
BT 1 : danh từ chỉ sự vật như : lợn , gà, bàn ghế, cửa nha, dầu mỡ, … Đặt câu : nhà em có nuôi một đàn lợn …
BT 2 : a/ Những từ chuyên đứng trước danh từ chỉ người : VD : ngoài, viên , người , em , …
b/ Những danh từ chuyên đứng trước danh từ chỉ động vật : VD : quyển , quả , từ , chiếc , …
BT 3 : a/ Danh từ qui ước chính vác : tạ , tấn , Km , Kg , … b/ Danh từ qui ước ước chừng : hủ , bó , vóc , đoạn , …
BT 4 : viết chính tả ( nghe – viết ) cây bút thần . ( từ đầu đến dày đặc các hình vẽ )
Chú ý : các chữ s , d - Vần : uông , ương . BT 5 : - Danh từ chỉ đơn vị : em , que , con , bức , …
- Danh từ chỉ sự vật : Mã Lương , cha mẹ , củi , cỏ , …
5. Dặn dò :
- Làm bài tập 5/ SGK trang 87
- Học hai phần ghi nhớ.
- Soạn bài: “Danh từ” (phần tiếp theo ở trang 108-109)
Tiết 34 :
I. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:
- Cho HS thấy trong tự sự có thể kể “xuôi”, có thể kể “ngược” tùy theo nhu cầu thể hiện.
- Luyện tập kể theo hình thức nhớ lại.
Trọng tâm: nắm được cách kể chuyện theo một thứ tự nào đó. II. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY :
1. Ổn định lớp .
2. Kiểm tra bài cũ :
- Em hãy nói vai trò của ngôi kể thứ nhất và thứ ba?
- Hãy kể miệng theo ngôi thứ nhất những điều em thấy mỗi khi đến lớp.
3. Bài mới :
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY PHẦN GHI BẢNG
GV dùng văn bản “Ông lão đánh cá và con cá vàng” để làm dẫn chứng minh họa. [?] Em hãy tóm tắt các sự việc chính trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”? [?] Theo em, các sự việc trong truyện được kể theo thứ tự nào?
[?] Với cách kể truyện ấy đã tạo nên tác dụng như thế nào đối với nội dung truyện? [?] Theo em, người kể lại truyện nằm ở ngôi thứ mấy?
[?] Em hãy thử nhận xét về cách kể ở ngôi thứ ba đó?
- GV lấy đoạn văn SGK trang 97
[?] Theo em, thứ tự thực tế các sự việc trong bài văn đã diễn ra như thế nào
[?] Bài văn kể theo thứ tự nào ?
[?] Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh đến điều gì ?
Rút ra phần ghi nhớ.
I. Tìm hiểu bài :
• Thứ tự trong văn tự sự:
1. Văn bản “ Ông lão đánh cá và con cá vàng”:
- Ông lão bắt được cá vàng cá vàng hứa trả ơn.
- Năm lần ra biển cùng kết quả của năm lần: lần 1 - cái máng lợn, lần 2 - toà nhà đẹp, lần 3 - bà nhất phẩm phu nhân, lần 4 - nữ hoàng, lần 5 - Long Vương túp lều cũ và cái máng lợn sứt mẻ.
các sự việc liên tiếp nhau, được kể theo một thứ tự tự nhiên (trước kể trước, sau
kể sau): lòng tham lam vô độ của mụ vợ đã dẫn đến kết cục cuối cùng “tham thì thâm”.
2. Đoạn văn SGK trang 97 :
- Thứ tự kể bắt đầu từ hậu quả xấu ngược lên kể nguyên nhân .
- Bài văn đã kể theo thứ tự tự nhiên . - Cách kể này có tác dụng làm nổi bật ý nghĩa của bài học
II. Ghi nhớ :
Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết .
5. Dặn dò : - Chuẩn bị viết bài Tập làm văn số 2 .
TIẾT 35 – 36 :
BÀI 9 (Tuần 10) Tiết 37 – 38 : Tiết 37 – 38 :
Văn bản :
I. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:
- HS nắm được nội dung và ý nghĩa truyện.
- Nắm được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc trong truyện.
- Kể lại được truyện.
Trọng tâm: Thông qua nội dung truyện, HS rút ra được bài học giáo dục có trong truyện, đó là: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Tham thì thâm”.