Đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu Giáo án nghề trồng rừng lớp 11 (Trang 70 - 73)

- Học sinh viết bản thu hoạch về:

+ Nhận xét, đánh giá về rừng trồng, rừng tự nhiên có ở địa phơng.

+ Nhận xét, đánh giá về rừng giống, vờn ơm, rừng trồng của cơ sở sản xuất. + Những phát hiện tài nguyên rừng hiện có địa phơng.

- Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh thông qua bản thu hoạch.

Tiết 100 - 104: ôn tập học kì II

Lớp dạy: 11C3 Tiết:1,2, 3,4,5 Ngày dạy: 30/3/2008

I. Mục tiêu

- Hệ thống hóa kiến thức cơ bản về nghề trồng rừng: sản xuất hạt giống, sản xuất cây con; trồng rừng; phòng, trừ sâu bệnh hại cây rừng; tìm hiểu nghề trồng rừng.

- Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất tại địa phơng. - HS ôn tập kĩ kiến thức chuẩn bị cho kiểm tra học kì.

II. Chuẩn bị

GV phân công từng nhóm HS chuẩn bị các phần kiến thức ôn tập theo câu hỏi GV cho trớc.

HS ôn tập các kiến thức về sản xuất hạt giống cây rừng, sản xuất cây con, trồng rừng, phòng, trừ sâu bệnh hại cây rừng; tìm hiểu nghề trồng rừng.

III. Tiến trình tổ chức lên lớp

1. ổn định tổ chức lớp 2. Hớng dẫn ôn tập

A. Hệ thống hóa kiến thức 1. Vị trí,vai trò của nghề.

Vai trò của giống

2. Sản xuất hạt giống cây rừng Nguyên tắc chọn cây lấy giống Sản xuất hạt giống cây rừng Lập vờn ơm cây

3. Sản xuất cây con Sản xuất cây con bằng hạt

Sản xuất giống cây rừng bằng phơng pháp nhân giống vô tính

Kĩ thuật làm đất trồng rừng 4. Trồng rừng Trồng rừng bằng cây con Chăm sóc và bảo vệ rừng

Tác hại của sâu, bệnh hại cây rừng 5. Phòng, trừ sâu, bệnh hại cây rừng Thuốc phòng, trừ sâu, bệnh hại

Một số sâu, bệnh hại và cách phòng, trừ Đặc điểm, yêu cầu của nghề

6. Tìm hiểu nghề trồng rừng

Đào tạo nghề

B. Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày quy trình trồng cây rừng bằng cây con rễ trần. Nêu u điểm của phơng pháp này?

2. Trình bày quy trình trồng cây rừng bằng cây con có bầu. Nêu u điểm của phơng pháp này. Hiện nay ở địa phơng em, trồng cây rừng thờng áp dụng phơng pháp nào? Giải thích tại sao?

3. Nêu những công việc cần làm trong chăm sóc và bảo vệ rừng. Theo em, rừng ở địa phơng em bị tàn phá do nguyên nhân nào? Đề xuất biện pháp khắc phục.

4. Nêu các biện pháp phòng, trừ sâu, bệnh hại cây rừng. Theo em trong các biện pháp trên biện pháp nào là quan trọng nhất? Em có đề xuất biện pháp nào nữa không? Tại sao?

5. Rừng ở địa phơng em thờng gặp loại sâu, bệnh nào phá hại. Nêu các biện pháp phòng, trừ có hiệu quả đã áp dụng.

6. Em nhận một khoảng đất để trồng rừng. Hãy xây dựng kế hoạch trồng rừng sao cho có hiệu quả kinh tế.

Tiết 105: kiểm tra học kì II

Lớp dạy: 11C3 Tiết: 1 Ngày dạy: 6/4/2008

I. Mục tiêu

Kiểm tra, đánh giá kết quả nắm kiến thức của học sinh về phần kiến thức sản xuất hạt giống cây rừng, sản xuất cây con.

II. Chuẩn bị

- GV ra đề kiểm tra, đáp án chấm.

- HS ôn tập toàn bộ chơng trình học kì 1.

III. Nội dung kiểm tra

Đề bài:

Câu 1 (6 điểm):

1, Trình bày quy trình trồng cây rừng bằng cây con có bầu.

2, So sánh u, nhợc điểm của trồng rừng bằng cây con có bầu so với trồng rừng bằng cây con rễ trần.

Câu 2 (4 điểm): Nêu các biện pháp phòng, trừ sâu, bệnh hại cây rừng. Theo em trong các biện pháp trên biện pháp nào là quan trọng nhất?

Đáp án:

Câu 1 (6 điểm):

1, Quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu: HS cần nêu đợc những ý cơ bản sau: - Cây con đợc nuôi dỡng trong vờn ơm 1 thời gian khá dài, đã hình thành đủ thân, rễ, lá, đợc sử dụng làm vật liệu để trồng rừng. Đây là phơng pháp đợc áp dụng phổ biến ở nớc ta, đảm bảo tỉ lệ thành rừng cao nhất hiện nay (1 điểm).

* Phơng pháp trồng cây rừng bằng cây con có bầu (2 điểm): - Kĩ thuật:

+ Nếu vỏ bầu bằng chất dẻo polietilen, lấy dao rạch vỏ bầu.

+ Đặt cây có bầu vào chính giữa hố, đờng kính cổ rễ của cây ngang bằng hoặc thấp hơn mặt đất 1-2cm, bầu và thân cây thành một đờng thẳng đứng.

+ Dùng tay vun đất tơi nhỏ (loại bỏ cỏ dại, sỏi đá) lấp xung quanh bầu, lấy tay ấn chặt xung quanh bầu, tránh làm vỡ bầu, sau cùng dùng cuốc vun đất cao hơn mặt đất 5- 8cm, hình mu rùa.

2, So sánh u, nhợc điểm của trồng rừng bằng cây con có bầu so với trồng rừng bằng cây con rễ trần

- Có 2 loại cây con: cây con rễ trần và cây con có bầu nên có 2 phơng pháp tơng ứng - Giống nhau (1 điểm):

+ Nhợc điểm: tốn chi phí cho tạo cây con và vận chuyển cây con đến nơi trồng.

* Phơng pháp trồng rừng bằng cây con có bầu (1 điểm):

- Ưu điểm: Do bầu đất có thành phần dinh dỡng khoáng hợp lí. Khi bứng cây đem trồng, bộ rễ cây đợc bảo vệ không bị tổn thơng, do đó cây trồng có tỷ lệ sống cao, hiện nay ở nớc ta phơng pháp này đợc áp dụng rộng rãi.

- Nhợc điểm: Giá thành trồng rừng thờng cao.

* Phơng pháp trồng rừng bằng cây con rễ trần (1 điểm): - Ưu điểm: giá thành trồng rừng thấp.

- Nhợc điểm: chỉ áp dụng cho ít loài cây (tếch, phi lao, xà cừ, xoan ta..) do đó ở nớc ta phơng pháp này ít đợc áp dụng.

Câu 2 (4 điểm): HS cần nêu đợc các ý cơ bản sau: Mỗi biện pháp nêu đúng đợc 1 điểm. Các biện pháp phòng, trừ sâu, bệnh hại cây rừng gồm:

1. Biện pháp kĩ thuật canh tác

- Đây là biện pháp phòng trừ chủ yếu nhất, các biện pháp kĩ thuật cụ thể là luân canh cây trồng, trồng hỗn loài, tránh trồng thuần loài trên diện tích rộng, gieo trồng đúng thời vụ,…

- Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện.

2. Biện pháp phòng, trừ sinh học

- Là biện pháp sử dụng sinh vật, hoặc các sản phẩm có nguồn gốc sinh học để ngăn chặn, làm giảm thiệt hại do sâu, bệnh gây ra.

- Ưu điểm: là biện pháp có hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trờng.

3. Biện pháp hóa học

- Là biện pháp sử dụng thuốc hóa học để trừ sâu, bệnh hại. Biện pháp này chỉ đợc sử dụng khi sâu, bệnh hại tới ngỡng gây thiệt hại tới năng suất và chất lợng cây trồng và chỉ đợc sử dụng các loại thuốc đợc cấp có thẩm quyền cho phép.

4. Biện pháp sử dụng các giống cây trồng có khả năng chống chịu sâu, bệnh

- Là cách sử dụng các giống cây trồng mang gen chống chịu hoặc hạn chế ngăn ngừa sự phát triển của dịch hại.

5. Biện pháp thủ công

- Khi cây mới bị bệnh, hoặc bị trên diện tích rất nhỏ, tiến hành chặt bỏ cành, lá bị bệnh đa ra khỏi rừng đốt hoặc ngâm nớc để tiêu diệt nguồn bệnh.

- Đối với sâu, hại thờng xuyên thăm rừng và vờn ơm, khi gặp sâu hại dùng kẹp các ổ trứng, bắt nhộng và sâu non. Tập trung lại một chỗ đốt hoặc ngâm nớc để tiêu diệt.

6. Biện pháp vật lí

- Sâu trởng thành của nhiều loài sâu có tính xu quang và xu hóa.

- Dùng bẫy đèn hoặc dùng bẫy hóa chất để dẫn dụ sâu trởng thành đến để tiêu diệt. * Biện pháp quan trọng nhất là biện pháp kĩ thuật canh tác, vì biện pháp này tạo điều kiện cho cây rừng sinh trởng phát triển tốt, có sức đề kháng cao với sâu bệnh, đồng thời biện pháp này làm hạn chế sự sinh trởng phát triển của sâu, bệnh hại (1 điểm).

Một phần của tài liệu Giáo án nghề trồng rừng lớp 11 (Trang 70 - 73)