V T p p
VÀ VẬT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH
SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA VẬT RẮN I/ MỤC TIÊU
I/ MỤC TIÊU
1. Mô tả được các dụng cụ và phương pháp tiến hành TN để xác định độ nở dài của vật rắn. 2. Vẽ được đồ thị biểu diễn độ nở dài tỷ đối ∆l/l0 của một thanh kim loại ( đồng, nhôm, … ) thay đổi phụ thuộc độ tăng nhiệt độ t. Dựa vào đồ thị này, suy ra được công thức nở dài của thanh kim loại.
3. Phát biểu được quy luật về sự nở dài và sự nở khối của vật rắn. Đồng thời nói được ý nghĩa vật lý và đơn vị đo của hệ số nở dài và hệ số nở khối.
4. Vận dụng được các công thức về sự nở dài và sự nở khối của vật rắn để giải các BT cho trong bài.
5. Nêu được ý nghĩa thực tiễn của việc tính toán độ nở dài và độ nở khối của vật rắn trong đời sống và kỹ thuật.
II/ CHUẨN BỊ
2. Học sinh : - Ghi sẵn ra giấy các số liệu trong bảng 39.1 SGK. - Giấy kẻ ô ly để vẽ đồ thị và máy tính bỏ túi.
III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 : Mở bài
GV : Tại sao các đầu nối của 2 thanh ray xe lửa lại phải đặt cách nhau một khe hở?
Việc tính toán độ rộng của khe hở này liên quan đến những yếu tố nào?
Hoạt động 2 : Thông tin về Sự nở dài
GV : Trình bày TN trong SGK đo sự thay đổi chiều dài của thanh đồng theo nhiệt độ.
Dựa trên kết quả thu được qua TN vẽ đồ thị tìm mối liên hệ giữa ∆l/l0 với độ tăng nhiệt độ. Từ đó rút ra KL và suy ra công thức tính độ dài l của vật rắn ở nhiệt độ t0C. Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức.
HS : Trả lời câu lệnh C1.
Vẽ đồ thị nêu mối liên hệ giữa ∆l/l0
với độ tăng nhiệt độ. Nhắc lại công thức tính độ dài l của vật rắn ở nhiệt độ t0C. Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức. Làm BT TD trong SGK trang 269.
Hoạt động 3 : Thông tin về Sự nở khối
GV : Dựa trên công thức tính độ dài l của vật rắn ở nhiệt độ t0C, CM công thức tính thể tích V của vật rắn ở nhiệt độ t0C. Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức.
HS : Trả lời câu lệnh C2, C3.
Hoạt động 4 : Ứng dụng của Sự nở về nhiệt của vật rắn
GV : Nêu các Ứng dụng của Sự nở về nhiệt
của vật rắn. HS : Tìm các TD sự nở về nhiệt của vật rắn trong đời sống và trong kỹ thuật.
Hoạt động 5 : Tổng kết bài
GV : Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài.
Nhắc HS học bài và làm BT trong SGK.
HS : Nhắc lại nội dung chính của bài. Học bài và làm BT trong SGK.
NHẬN XÉT VÀ RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung kiến thức : đủ cho 1 tiết học. Bài viết rõ ràng, dễ dạy.
BÀI 40 ( 2 tiết )
CÁC HIỆN TƯỢNG MẶT NGOÀI CỦA CHẤT LỎNG
I/ MỤC TIÊU
1. Đối với hiện tượng căng mặt ngoài của chất lỏng : - Mô tả được TN về hiện tượng căng mặt ngoài.
- Nói rõ được phương chiều và độ lớn của lực căng mặt ngoài. Nêu được ý nghĩa và đơn vị đo của hệ số lực căng mặt ngoài.
- Vận dụng được công thức tính lực căng mặt ngoài để giải các BT. 2. Đối với hiện tượng dính ướt và không dính ướt chất lỏng :
- Mô tả được sự tạo thành mặt khum của mặt thoáng chất lỏng ở sát thành bình chứa nó trong trường hợp dính ướt và không dính ướt.
3. Đối với hiện tượng mao dẫn :
- Mô tả được TN về hiện tượng mao dẫn.
- Vận dụng được công thức tính độ chênh của mức chất lỏng trong ống mao dẫn so với mặt thoáng bên ngoài ống để giải các BT.
-
II/ CHUẨN BỊ
1. Giáo viên : Chuẩn bị các bộ dụng cụ TN CM các hiện tượng mặt ngoài của chất lỏng, bao gồm : hiện tượng căng mặt ngoài, hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt, hiện tượng mao dẫn.
2. Học sinh : - Ôn lại các nội dung về “Lực tương tác phân tử và các trạng thái cấu tạo chất” trong bài 28 SGK.
- Máy tính bỏ túi.
III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 : Mở bài
GV : Tại sao một mảnh nhôm phẳng và mỏng hoặc một lưỡi dao lam có thể nổi trên mặt nước khi dặt nằm ngang, nhưng lại bị chìm vào trong nước khi đặt nghiêng?
Tại sao mặt thoáng của nước ở chỗ tiếp
xúc với thành bình hoặc thành ống không phẳng ngang, mà lại uốn cong thành mặt khum?
Tại sao mặt thoáng của nước bên trong các ống thủy tinh nhỏ lại dâng cao hơn mặt thoáng của nước bên ngoài ống?
Hoạt động 2 : Thông tin về Hiện tượng căng mặt ngoài
GV : Trình bày TN trong SGK về Hiện tượng căng mặt ngoài, từ đó rút ra nhận xét.
Nêu KN lực căng mặt ngoài.
Trình bày TN trong SGK đo lực căng mặt ngoài. Từ đó nêu công thức tính lực căng mặt ngoài, nêu tên và đơn vị các đại lượng có trong công thức.
Nêu ƯD của Hiện tượng căng mặt ngoài.
HS : Trả lời câu lệnh C1.
Nhắc lại KN lực căng mặt ngoài. Nêu công thức tính lực căng mặt ngoài, nêu tên và đơn vị các đại lượng có trong công thức.
Nêu ƯD của Hiện tượng căng mặt ngoài.
Hoạt động 3 : Thông tin về Hiện tượng dính và hiện tượng không dính ướt
GV : Trình bày TN trong SGK về Hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt. Từ đó rút ra nhận xét về lực tương tác giữa các phân tử. Suy ra KN Hiện tượng dính và hiện tượng
HS : Nhắc lại KN Hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt.
Nhắc lại KN góc bờ và mặt khum trong trường hợp dính ướt và không dính ướt.
Trả lới câu lệnh C3, C4.
không dính ướt.
Nêu KN góc bờ và mặt khum trong trường hợp dính ướt và không dính ướt.
Nêu ƯD của Hiện tượng dính và hiện tượng không dính ướt.
tượng không dính ướt.
Hoạt động4 : Thông tin về Hiện tượng mao dẫn
GV : Trình bày TN trong SGK về Hiện tượng mao dẫn. Từ đó rút ra nhận xét.
Nêu KN Hiện tượng mao dẫn.
Nêu công thức tính độ dâng chất lỏng trong ống mao dẫn. Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức.
Nêu ƯD của Hiện tượng mao dẫn.
HS : Nhắc lại KN Hiện tượng mao dẫn.
Nhắc lại công thức tính độ dâng chất lỏng trong ống mao dẫn. Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức.
Nêu ƯD của Hiện tượng mao dẫn. Làm BT TD trong SGK trang 278.
Hoạt động 5 : Tổng kết bài
GV : Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính của bài.
Nhắc HS học bài và làm BT trong SGK.
HS : Nhắc lại những nội dung chính của bài. Học bài và làm BT trong SGK.
NHẬN XÉT VÀ RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung kiến thức : đủ cho 2 tiết dạy.
BT nhiều mà không có giờ để chữa cho HS nắm rõ bài hơn.
BÀI 41 ( 2 tiết )