0
Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

BIẾN DẠNG CƠ CỦA VẬT RẮN I/ MỤC TIÊU

Một phần của tài liệu GIAO AN 10 NANG CAO (Trang 55 -56 )

V T p p

VÀ VẬT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH

BIẾN DẠNG CƠ CỦA VẬT RẮN I/ MỤC TIÊU

I/ MỤC TIÊU

1. Nêu được nguyên nhân gây ra biến dạng cơ của vật rắn. Phân biệt được 2 loại biến dạng : biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo ( hay còn dư ) của các vật rắn dựa trên tính chất bảo toàn ( giữ nguyên ) hình dạng và kích thước của chúng.

2. Phân biệt được các kiểu biến dạng khác nhau : kéo, nén, cắt, xoắn và uốn của vật rắn dựa trên đặc điểm ( điểm dặt, phương, chiều ) tác dụng của ngoại lực gây nên biến dạng.

3. Phát biểu và vận dụng được ĐL Hooke để giải các BT cho trng bài.

4. ĐN được Giới hạn bền và Hệ số an toàn của vật rắn. Đồng thời nêu được ý nghĩa thực tiễn của các đại lượng này.

II/ CHUẨN BỊ

1. Giáo viên : Bản vẽ các kiểu biến dạng kéo, nén, cắt, xoắn và uốn của vật rắn.

2. Học sinh : - Một lá thép mỏng, một thanh tre hoặc nứa, một dây cao su, một sợi dây chì … - Một ống thép mỏng, một ống tre, ống sậy hoặc ống nứa, ống nhựa …

III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

GV : Khi vật rắn chịu tác dụng của ngoại lực đủ lớn thì hình dạng và kích thước của nó bị thay đổi.

Sự thay đổi này của vật rắn có đặc điểm gì và tuân theo quy luật nào? Chúng ta cùng nghiên cứu.

Hoạt động 2 : Thông tin về Biến dạng cơ của vật rắn

GV : Nêu KN biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo của vật rắn.

Nêu các kiểu biến dạng cơ của vật rắn.

HS : Phân biệt biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo của vật rắn.

Trả lời các câu lệnh C1, C2, C3, C4, C5, C6.

Hoạt động 3 : Thông tin về ĐL Hooke

GV : Nêu ĐL Hooke về biến dạng đàn hồi của vật rắn. Nêu biểu thức của ĐL.

Nêu công thức tính hệ số đàn hồi và đơn vị của các đại lượng có trong công thức.

HS : Nhắc lại ĐL Hooke về biến dạng đàn hồi của vật rắn và nêu biểu thức của ĐL.

Nhắc lại công thức tính hệ số đàn hồi và đơn vị của các đại lượng có trong công thức.

Hoạt động 4 : Thông tin về Giới hạn bền và hệ số an toàn

GV : Nêu KN Giới hạn bền và công thức tính cùng đơn vị của nó.

Nêu KN ứng suất, từ đó nêu KN hệ số an toàn.

HS : Nhắc lại KN Giới hạn bền và công thức tính cùng đơn vị của nó.

Nhắc lại KN ứng suất và KN hệ số an toàn.

Làm BT TD trong SGK trang 226.

Hoạt động 5 : Tổng kết bài

GV : Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài.

Nhắc HS học bài và làm BT trong SGK.

HS : Nhắc lại nội dung chính của bài. Học bài và làm BT trong SGK.

NHẬN XÉT VÀ RÚT KINH NGHIỆM

 Nội dung kiến thức : đủ cho 1 tiết dạy.  Bài viết dễ hiểu, dễ dạy.

BÀI 39 ( 1 tiết )

Một phần của tài liệu GIAO AN 10 NANG CAO (Trang 55 -56 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×