Phần kết thúc

Một phần của tài liệu giáo án tuần 17 (Trang 29 - 31)

- Yêu cầu HS yếu chỉ cần viết chữ chuột.

3.Phần kết thúc

- Đi thường theo nhịp và hát. - GV nhận xét giờ học.

Thứ năm ngày 27 tháng 12 năm 2007

Toán

THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Giúp hs:

- Biết cách so sánh độ dài 1 số đồ vật quen thuộc như: bàn hs, bảng đen, hộp bút,….bằng cách chọn và sử dụng đơn vị đo “chưa chuẩn” như gang tay, bước chân, thước kẻ hs, que diêm, …

- Nhận biết được rằng: gang tay, bước chân của 2 người khác nhau thì không nhất thiết giống nhau. Từ đó có biểu tượng “sai lệch”, “tính xấp xỉ” hay “sự ước lượng” trong quá trình đo các độ dài bằng những đơn vị đo “chưa chuẩn”.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Bài cũ:

- Muốn so sánh độ dài 2 vật ta có thể đo bằng cách nào? - HS trả lời. GV nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp b. Hướng dẫn cách đo độ dài bằng gang tay *Giới thiệu độ dài gang tay

- GV chỉ vào gang tay của mình và nói: gang tay là độ dài tính từ đầu ngón cái đến đầu ngón giữa

- Yêu cầu hs xác định độ dài gang tay của mình. * Hướng dẫn cách đo độ dài bằng gang tay - GV nêu: Hãy đo cạnh bàn GV bằng gang tay - GV làm mẫu hs quan sát cách đo

- Yêu cầu hs thực hành đo cạnh bàn hs bằng gang tay của mình và đọc kết quả đo.

H: Vì sao 1 cạnh bàn mà 2 bạn đo bằng gang tay của mbnình lại có kết quả khác nhau?

b. Hướng dẫn đo độ dài bằng “bước chân” * Giới thiệu độ dài bằng bước chân

- Gv nói: độ dài bằng bước chân được tính bằng 1 bước đi bình thường * Hướng dẫn đo độ dài bằng “bước chân”

- GV nói: hãy đo độ dài bục giảng bằng bước chân - GV làm mẫu hs quan sát cách đo

- Yêu cầu hs thực hành đo độ dài phòng học bằng bước chân và đọc kết quả đo.

c. Hướng dẫn đo độ dài bằng thước gỗ

- GV hướng dẫn cách đo độ dài bằng thước gỗ, hs quan sát.

- HS thực hành đo độ dài bảng lớp bằng thước gỗ và đọc kết quả. - GV nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Về thực hành đo độ dài sân nhà em bằng bước chân. Học vần

VẦN: oc - ac

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Học sinh đọc và viết được oc, ac, con sóc, bác sĩ. - Đọc được từ và câu ứng dụng bài 76 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Vừa vui vừa học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Tranh vẽ SGK

- Bộ thực hành tiếng việt.

1. Kiểm tra bài cũ

- HS đọc từ: chót vót, bát ngát, Việt Nam - Cả lớp viết từ: chót vót

2. Dạy học bài mới:

TIẾT 1

* Giới thiệu bài: Thông qua tranh vẽ, GV giới thiệu và hướng dẫn HS rút ra

vần mới oc, ac

- GV ghi bảng và đọc, HS đọc theo.

* Dạy vần:

Vần oc

a. Nhận diện:

- GV yêu cầu HS quan sát - nhận xét cấu tạo vần oc trên bảng. + HS thực hành ghép vần oc

GV giúp đỡ HS yếu ghép vần.

b. Phát âm, đánh vần:

- Yêu cầu HS khá giỏi đọc vần oc. GV nhận xét. + HS yếu đọc lại o – cờ – oc/ oc

+ HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.

- GV yêu cầu HS ghép tiếng sóc, từ con sóc và suy nghĩ đánh vần rồi đọc trơn.

+ HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo.

- HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được. - Yêu cầu HS đọc lại oc – sóc – con sóc (cá nhân, nhóm, lớp)

- GV kết hợp hỏi HS phân tích âm, vần.

c. Viết:

Viết vần đứng riêng

- GV viết mẫu vần oc vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. HS quan sát chữ viết và viết trên không trung.

- HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa.

Viết tiếng và từ

- GV viết mẫu từ: con sóc

- HS quan sát nhận xét độ cao các con chữ và cách nối nét, GV hướng dẫn HS cách viết giữa s và oc đồng thời viết đúng vị trí dấu thanh sắc, đúng khoảng cách giữa các chữ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu giáo án tuần 17 (Trang 29 - 31)