DÀI ĐOẠN THẲNG

Một phần của tài liệu giáo án tuần 17 (Trang 26 - 27)

- Yêu cầu HS yếu chỉ cần viết chữ chuột.

DÀI ĐOẠN THẲNG

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Giúp hs:

- có biểu tượng về “ dài hơn – ngắn hơn” từ đó có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng thông qua đặc tính “dài - ngắn” của chúng.

- Biết so sánh độ dài hai đoạn thẳng tùy ý bằng 2 cách: so sánhtrực tiếp hoặc gián tiếp qua độ dài trung gian.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Hai cái thước dài ngắn khác nhau ;bảng phụ ghi nội dung bài 2; vở bài tập.

- HS 1 cái bút mực, 1 cái bút chì có độ dài khác nhau; vở bài tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1 Bài cũ:

- GV vẽ một số đoạn thẳng và yêu cầu hs đọc tên các điểm và đoạn thẳng. - GV nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Trực tiếp

b. Dạy biểu tượng “ dài hơn – ngắn hơn” và so sánh trực tiếp độ dài hai đoạn thẳng

- GV cầm 2 cái thước dài ngắn khác nhau và hỏi: Làm thế nào để biết cái thước nào dài hơn, cái thước nào ngắn hơn?

+ HS trả lời

- GV gợi ý để hs biết cách đo trực tiếp bằng cách: chập 2 cái thước khít vào nhau sao cho chúng có 1 đầu bằng nhau rồi nhìn đầu kia sẽ biết được cái nào dài hơn, cái nào ngắn hơn.

- Yêu cầu hs lấy 1 cái thước và 1 que tính để thực hành đo GV quan sát giúp đỡ hs yếu tập đo

- Yêu cầu hs quan sát tranh SGK và trả lời:cái thước, đoạn thẳng nào dài hơn, ngắn hơn.

c. So sánh gián tiếp độ dài 2 đoạn thẳng qua độ dài trung gian

- GV giới thiệu cách đo khác bằng gang tay

+ GV thực hành đo hai cái thước bằng gang tay để hs quan sát và tự rút ra kết luận: thước nào dài hơn, thước nào ngắn hơn.

- Yêu cầu hs thực hành đo chiều rộng, chiều dài cái bàn bằng gang tay của mình.

Gọi 1 số hs báo cáo kết quả đo và rút ra kết luận. - HS quan sát tranh SGK

H: Đoạn thẳng nào dài hơn, ngắn hơn? Vì sao?

- GV kết luận: Có thể so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng cách so sánh số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng đó.

d. Thực hành:

Bài 1: - GV nêu yêu cầu và gọi 1 hs khá làm mẫu

- HS tự làm vào vở bài tập. GV quan sát giúp đỡ hs yếu. - Gọi hs nối tiếp trả lời miệng.

- GV, hs nhận xét.

Bài 2: Ghi số thích hợp vào mỗi đoạn thẳng - GV treo bảng phụ và nêu yêu cầu.

- 1 hs khá làm mẫu và giải thích cách làm. - HS tự làm bài. GV giúp đỡ hs yếu.

- Gọi hs lên chữa bài. GV, HS nhận xét.

Bài 3:- GV yêu cầu hs quan sát tranh và trả lời miệng cột cao nhất, cột thấp nhất.

- GV nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò:

- GV nhắc lại cách đo đoạn thẳng. - Về nhà thực hành đo độ dài các vật.

Học vần ÔN TẬP

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- HS đọc, viết một cách chắc chắn 14 chữ ghi vần vừa học từ bài 68 đến bài 74.

- Đọc đúng các từ ngữ và các câu ứng dụng bài 75

- Nghe hiểu và kể lại theo tranh truyện kể Chuột nhà và chuột đồng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ ghi bài ôn

- Tranh minh họa truyện kể Chuột nhà và chuột đồng

Một phần của tài liệu giáo án tuần 17 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w