1.Đặc điểm hàng thủ côngmỹ nghệ xuất khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn:Một Số Biện Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ ở Công Ty ARTEXPORT doc (Trang 35 - 39)

I. Giới thiệu chung về công ty

1.Đặc điểm hàng thủ côngmỹ nghệ xuất khẩu

1.1. Về đề tài mẫu mã

Về mẫu mã, mặt hàng thủ công mỹ nghệ không thể sản xuất hàng loạt rồi để đó muốn bán lúc nào thì bán, mà phải sản xuất theo đơn đặt hàng, mẫu mã cụ thể mà khách hàng yêu cầu. ‘ Hàng hoá, phải phù hợp với nhu cầu và chỉ có

thể bán được cho khách hàng cần nó”. Riêng đối với mặt hàng sơn mài, chạm

khảm, điêu khắc mỗi nước xuất khẩu có thể sáng tạo ra những mẫu mã đặc trưng riêng, nhìn vào hoa văn trang trí ta có thể thấy rằng đây không chỉ đơn

Giám Đốc

Phó Giám ĐốcPhó Giám Đốc Phó Giám Đốc

Phòn g TCT H Phòng Thêu Phòng Gốm xứ Phòng Dép Phòng SMM N Phòng XNK 1-10 Phòn g TTr Phòng TCKH Phòng Cói

thuần là một mặt hàng xuất khảu mà còn là những tác phẩm nghệ thuật dân tộc.

Sản phẩm càng mang đậm tính văn hoá dân tộc thì càng dẽ thu hút khách hàng.

1.2. Màu sắc

Tuỳ từng mặt hàng thủ công mỹ nghệ để có màu sắc phù hợp với thị hiếu

của khách hàng trên các quốc gia khác nhau song nhìn chung :

Đồ gốm sứ : Phải có nước men bóng láng, màu sắc thanh nhã, nhẹ nhàng

kết hợp với đường nét hoa tiết và kích thước mẫu mã gây cảm giác thích thú khi chiêm gưỡng sản phẩm, chất liệu làm sản phẩm phải mịn màng, không lẫn

tạp chất và nổi bọt khí.

Hàng sơn mài : Khi sử dụng sao cho không bị cong, vênh, sứt mẻ, màu sắc phải kết hợp hài hoà theo mẫu mã.

Hàng gỗ điêu khắc : Là hàng mỹ nghệ xuất khẩu cao cấp được cắt sấy

chạm trổ trang trí đánh bóng bề mặt. Loại hàng này được làm bằng gỗ pơ mu,

khi sản phẩm hoàn thành , tiền gỗ chiếm khoảng 30% còn lại là tiền công thợ.

Cói, ngô, dừa, thêu ren : các mặt hàng này đòi hỏi cao về màu sắc, màu sắc phải thanh nhà, phù hợp với kiểu dáng và chất liệu.

1.3. Chất liệu

Các nguyên liệu sản xuất ra mặt hàng thủ công mỹ nghệ có giá rẻ làm chi phí sản xuất thấp, giá thành phù hợp chủ yếu là tiền công thợ, rừng nước ta phong phú về chủng loại cây, là một trong những nước có diện tích cây lấy gỗ

lớn trên thế giới.

Ngoài ra hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng chịu ảnh hưởng nhiều của

thời tiết. Những nguyên liệu sản xuất ra những mặt hàng này như cói, ngô, dừa,

gốm sứ thường phải tuỳ theo thời tiết mà công ty có thể thu mua được nhiều

hay ít ( ví dụ : khi có mưa, bão lụt, hạn hán nung cốm, vận chuyển cốm sẽ bị

ảnh hưởng, nguyên liệu sản xuất hàu như không có. Bên cạnh đó giá thành sản

phụ thuộc lớn vào bàn tay các nghệ nhân. với mặt hàng này phụ thuộc vào thị

hiếu và thẩm mỹ của khách hàng.

2. Đặc điểm thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

2.1. Thị trường thu gom hàng

Với đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng sản xuất không dự trữ, khi có đơn đặt mua hàng thì công ty mới tiến hành thu gom, sản xuất. Bởi vậy công tác xuất khẩu chịu ảnh hưởng lớn bởi thị trường thu mua. Để thực hiện tốt việc đáp ứng hợp đồng đúng tiến độ thời gian, chất lượng, phẩm chất mẫu mã công tác thu gom hàng được công ty quan tâm

ngay từ đầu. Công ty đã thành lập một số cơ sở của mình phân bổ ở các địa phương để vừa

sản xuất vừa thu gom các mặt hàng trôi nổi trên thị trường như: cơ sở gốm Bát Tràng- Gia

Lâm. Xưởng thêu Thanh Lâm –Thanh Trì - Hà Nội, cửa hàng thủ công mỹ nghệ –37 Phố

Hàng Khay – Hà Nội .

2.1.1. Đánh giá chung về thị trường thu gom hàng

Nhìn chung nguồn hàng thủ công mỹ nghệ hiện nay nhiều , thu gom dễ. Vì hiện nay ngành nghề thủ công mỹ nghệ đang được khôi phục và phát triển. Hàng loạt các làng nghề, các cơ sở chế biến được khôi phục và thành lậpnhư lụa Hà Tây,

Gốm Bát Tràng-Gia Lâm, đò gỗ Bắc Ninh, Sản phẩm cói dừa ở Thanh Hoá . Với sự

trợ giúp của khoa học kĩ thuật chất lượng, mẫu mã sản phẩm ngày càng được nâng

cao đáp ứng tính thẩm mỹ và yêu cầu của khách hàng . Vì sản phẩm thủ công mỹ

nghệ cần một số công đoạn cần có kĩ thuật cao như sấy, sơn mạ đánh bóng. Khoa

học kĩ thuật cũng tác động đến việc vận chuyển , thông tin liên lạc làm cho khâu

vận chuyển nhanh gọn, thông tin kịp thời. Tuy nhiên trên thị trường thu gom hàng

cũng xảy ra cạnh tranh quyết liệt do có sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế có

nhiều đơn vị cùng tham ra xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Các doanh nghiệp

xuất khẩu và các cơ sở sản xuất nhìn chung còn làm ăn theo kiểu "chộp giựt" ở đâu đặt giá cao là bán, ở đâu phát giá thấp là mua , không nghĩ đến uy tín , lâu dài.

Cũng có khi doanh nghiệp bị cơ sở sản xuất ép giá khi cơ sở sản xuất biết doanh

2.1.2 Xu hướng biến động của thị trường thu gom hàng

Trong tương lai ngành nghề thủ công mỹ nghệ phát triển mạnh. Thị trường

thu gom hàng sẽ được mở rộng. Vì hiện nay xã hội ngày càng phát triển nhu cầu

của nhân dân các nước tiêu dùng những sản phẩm văn hoá tinh thần nhất là những

sản phẩm mang đậm tính văn hoá dân tộc. Nắm bắt được nhu cầu đó để khôi phục

ngành nghề truyền thống và giữ gìn bản sắc dân tộc, vừa tăng thu nhập cho nhân

dân và ngân sách . Nhà nước đã đầu tư vốn kĩ thuật để vực dậy cho các làng nghề

bằng cách dầu tư vốn , hỗ trợ kĩ thuật, phong danh hiệunghệ nhân cho các bậc thợ

có tay nghề cao thể hiện sự khuyến khích của nhà nước với ngành nghề truyền

thống.

Nhưng đặc điểm cơ bản vẫn không thay đổi đó là các cơ sở thường vẫn nhỏ

mang tính chất hộ gia đình không tập chung ở một chỗ m,à phân tán ở nhiều nơi.

Một số mặt hàng hình thành nên làng nghề như gốm Bát Tràng thì lại ít nếu có thì trong làng nghề đó sản xuất mặt hàng không phải chủ yếu tập chung cho xuất

khẩu, chỉ có một số cơ sở sản xuất hàng thủ công đủ tiêu chuẩn phục vụ cho xuất

khẩu nên việc thu gom hàng đúng thời gian đồng đều về chất lượng gặp phải nhiều khó khăn. để đạt được hiệu quả tốt công ty phải có kênh thông tin hai chiều từ công ty đến các cơ sở sản xuất, có đội ngũ cán bộ kĩ thuật thường xuyên hướng dẫn kiểm tra các cơ sở mà công ty hàng. Làm tốt được việc này là rất khó vì việc cử đội ngũ

cán bộ đi nhiều nơi như vậy chi phí rất tốn kém. Hơn nữa công ty còn thiều cán bộ

có trình độ am hiểu về kĩ thuật hàng thủ công mỹ nghệ, am hiểu thị trường

2.2. Thị trường tiêu thụ

Từ năm 1991, sau khi Liên Xô ( cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu bị

đổ vỡ, Việt Nam mất đi một khu vực thị trường rộng lớn ( chiếm 70% kim ngạch

xuất khẩu) Việt nam đã thực hiện công cuộc đổi mới về kinh tế, tăng cường quan hệ

kinh tế đối ngoại, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình xuất nhập khẩu nói chung và của hàng thủ công mỹ nghệ nói riên, mặt hàng thủ công mỹ nghệ gặp không ít khó khăn cản trở về giá cả, nhu cầu, số

lượng. Chỉ xét tình hình vài năm trở lại đây ( 1998 – 2002) hoạt động xuất nhập

khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có những đặc điểm sau:

2.2.1. Đặc điểm

- Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ liên quan mật thiết đến số lượng đơn vị sản xuất sản phẩm, đi sâu chiều hướng những năm gần đây kim ngạch

xuất khẩu tăng do số lượng các nước tham gia xuất khẩu tăng lên, một số nước

thường xuyên đẩy mạnh xuất khẩu và coi đây là mặt hàng có thế mạnh như Trung

Quốc, Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản.

-Chất lượng mặt hàng thủ công mỹ nghệ : Nhìn chung chất lượng hàng thủ công

mỹ nghệ ngày một nâng cao, ngoài những sản phẩm gốm sứ nổi tiếng của Trung

Quốc và các nước khác như Việt Nam, Thái Lan, Philipin … và mặt hàng mỹ nghệ

khác đều được ra sức đầu tư tiền của, chất xám để mở rộng những thị trường và lôi

cuốn thị hiếu của khách hàng.

-Mặt hàng chạm khắc ngày càng phong phú về màu sắc, hoạ tiết, hoa văn

mang tính dân tộc phương đông, tạo sự thu hút khách hàng Châu Âu, bên cạnh đó

việc tìm kiếm các vật liệu nguyên liệu bền đẹp phù hợp với thời tiết và độ ẩm của

Châu Âu cũng được xúc tiến nhanh đảm bảo chất lượng hàng không bị trả lại.

-Tính hình giá cả : Với mặt hàng thủ công mỹ nghệ, giá cả phụ thuộc rất nhiều

vào thẩm mỹ, thị hiếu của khách hàng. Đối với mặt hàng cụ thể như tranh sơn mài,

bình phong, lọ lục bình, hàng chạm gỗ giá cả khác nhau.

Nhìn chung những năm gần đây giá cả của mặt hàng thủ công mỹ nghệ có xu hương giảm nhưng tốc độ giảm chậm do cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt.

2.2.2. Các nước xuất khẩu và nhập khẩu chính

2.2.2.1. Các nước nhập khẩu chính

Một phần của tài liệu Luận văn:Một Số Biện Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ ở Công Ty ARTEXPORT doc (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)