Vai trò của miêu tả trong văn tự sự

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9(trọn bộ) (Trang 47 - 49)

Ví dụ(SGK, tr.91)

a.Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi b. Sự việc diễn ra:

- Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức tiến về phía trước, hai mươi người khác cầm binh khí theo sau.

- Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào; phun khói lửa thì gió lại đổi chiều, thành ra tự làm hại mình.

GV nêu yêu cầu: hãy nối các sự việc ấy lại

thành đoạn văn. Sau đó nhận xét xem đoạn văn ấy có sinh động không? Tại sao?

GV: yêu cầu HS so sánh đoạn văn vừa nối với đoạn trích trong SGK, rút ra nhận xét.

GV: Vì sao ở đoạn trích, sự việc lại được

tái hiện cụ thể sinh động?

Hoạt động 2. Tổng kết

GV: Từ phần nội dung trên, em hãy cho

biết: khi kể chuyện, người kể cần phải làm những gì để câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn?

- Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên đánh.

- Quân Thanh chống đỡ không nổi. Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. Quân Thanh đại bại.

Đoạn văn: Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào, sau đó phun khói lửa. Quân của Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh.

Quân Thanh chống đỡ không nổi. Tướng Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết, quân Thanh đại bại.

Nhận xét: Đoạn văn vừa nối không sinh động vì chỉ đơn giản kể lại các sự việc chứ chưa làm cho người đọc thấy được sự việc đó diễn ra như thế nào?

* Nhận xét (so sánh 2 đoạn)

- Đoạn trích sinh động và hấp dẫn hơn so với đoạn văn nối 4 sự chính. Ở đoạn trích, trận đánh của vua Quang Trung được tái hiện lại hết sức cụ thể, sinh động.

- Nhờ có các yếu tố miêu tả: bằng các chi tiết làm hiện lên cảnh vật con người, hành động của con người trong trận chiến đấu nên ta thấy câu chuyện sinh động, hấp dẫn.

II. Tổng kết.

Trong khi kể người kể cần miêu tả chi tiết hành động, cảnh vật, con người và sự việc đã diễn ra như thế nào thì chuyện mới trở nên sinh động.

Tiết…

Ngày soạn….

KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS:

- Qua tâm trạng cô đơn, đau buồn, thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung nhân hậu của nàng.

- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du, diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1. Đọc, tìm hiểu chung văn bản.

GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc, chú ý nhấn giọng ở những điệp từ (8 câu cuối) giải thích một số từ khó.

GV xác định vị trí đoạn trích.

2. Em hãy kể tóm tắt truyện từ đầu đến đoạn

này? HS tóm tắt.

Đoạn thơ có kết cấu như thế nào?

Hoạt động 2. Đọc, tìm hiểu đoạn trích

HS đọc 6 câu thơ đầu, GV giải thích một số từ khó.

GV: Trong cảnh ngộ ấy, Kiều đã cảm nhận phong cảnh xung quanh như thế nào? HS thảo luận, trả lời.

GV: Không gian được mở ra trước mắt

Kiều như thế nào?

HS thảo luận, trả lời.

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9(trọn bộ) (Trang 47 - 49)