Đọc, tìm hiểu văn bản

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9(trọn bộ) (Trang 41 - 43)

1. Giới thiệu vẻ đẹp chung của chị emKiều - Vân Kiều - Vân

“Đầu lòng hai ả tố nga”. Sự kết hợp giữa

từ thuần Việt với từ Hán Việt khiến cho lời giới thiệu vừa tự nhiên vừa sang trọng.

Mai cốt cách, tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ muời phân vẹn mười

Hình ảnh ẩn dụ, ví ngầm tượng trưng, thể hiện vẻ đẹp trong trắng, thanh tao, trang nhã đến mức hoàn hảo. Nhưng mỗi người vẫn mang một vẻ đẹp riêng.

Mai: mảnh dẻ thanh tao Tuyết: trắng và thanh khiết.

Tác giả đã chọn 2 hình ảnh mỹ lệ trong thiên nhiên để ngầm so sánh với người thiếu nữ.

2. Vẻ đẹp của Thuý Vân.

- Trang trọng khác vời

Vân được tác giả chú ý?

GV: Tác giả muốn dự báo gì qua vẻ đẹp

ấy?

HS đọc tiếp 12 câu tiếp theo

GV: Tại sao tác giả miêu tả Vân trước rồi

mới miêu tả Kiều?

GV: Nguyễn Du giới thiệu khái quát vẻ đẹp

của Kiều khác với Vân như thế nào ?

GV: Vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà của Thuý Kiều

được tập trung thể hiện qua những từ ngữ hình ảnh nào?

GV: Cách miêu tả trên cho thấy Kiều có vẻ

đẹp như thế nào ?

GV: Không chỉ là người con gái đẹp mà

Kiều còn có nhiều tài, đó là những tài gì?

GV: Thông qua việc miêu tả tài sắc của

Kiều, tác giả như ngầm cho người đọc biết điều gì?

đặn, đẹp như trăng rằm.

- Nét ngài nở nang: lông mày sắc nét, đậm.

- Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

Tác giả đã sử dụng các biện pháp ẩn dụ, so sánh đặc sắc, kết hợp với những thành ngữ dân gian để làm nổi bật vẻ đẹp của Thuý Vân, qua đó, dựng lên một chân dung khá nhiều chi tiết có nét hình, có màu sắc, âm thanh, tiếng cười, giọng nói.

Sắc đẹp của Thuý Vân sánh ngang với nét kiều diễm của hoa lá, ngọc ngà, mây tuyết, … toàn những báu vật tinh khôi, trong trẻo của đất trời.

Thuý Vân là cô gái có vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu.

Vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp hài hoà với thiên nhiên, tạo hoá. Thiên nhiên chỉ “nhường” chứ không “ghen”, không “hờn” như với Thuý Kiều. Điều đó dự báo một cuộc đời êm ả, bình yên.

3. Vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều.

- Nghệ thuật đòn bẩy: Vân là nền để khắc hoạ rõ nét Kiều.

Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn.

Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh đòn bẩy để khẳng định vẻ đẹp vượt trội của Thuý Kiều.

- Làn thu thuỷ, nét xuân sơn.

- Hoa ghen- liễu hờn

- Nghiêng nước nghiêng thành

Nghệ thuật ẩn dụ, dùng điển cố: “Nghiêng nước nghiêng thành”.

- Sắc: Kiều là một trang tuyệt sắc với vẻ đẹp độc nhất vô nhị.

Thông minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm

Cung thương làu bậc ngũ âm Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Tác giả đã hết lời ca ngợi tài sắc của Kiều: một người con gái có tâm hồn đa cảm, tài sắc toàn vẹn.

- Chữ tài chữ mệnh khéo mà ghét nhau

- Chữ tài đi với chữ tai một vần.

Qua vẻ đẹp và tài năng quá sắc sảo của Kiều, dường như tác giả muốn báo trước một số phận trắc trở, sóng gió.

III. Tổng kết

Hoạt động 3. Tổng kết

HS nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích.

HS thảo luận, trình bày.

GV: Qua việc miêu tả vẻ đẹp của hai chị em

Thuý Kiều, Nguyễn Du đã bộc lộ tư tưởng và quan điểm như thế nào ?

HS thảo luận, trả lời.

Nghệ thuật tả người từ khái quát đến tả chi tiết; tả ngoại hình mà bộc lộ tính cách, dự báo số phận.

- Ngôn ngữ gợi tả, sử dụng hình ảnh ước lệ, các biện pháp ẩn dụ, nhân hoá, so sánh, dùng điển cố.

2. Về nội dung

Ca ngợi vẻ đẹp chuẩn mực, lý tưởng của người phụ nữ phong kiến.

Bộc lộ tư tưởng nhân đạo, quan điểm thẩm mỹ tiến bộ, triết lý vì con người: trân trọng yêu thương, quan tâm lo lắng cho số phận con người.

Tiết… Ngày …

CẢNH NGÀY XUÂN

(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS:

- Thấy được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du : kết hợp bút phát tả và gợi, cách sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình để miêu tả cảnh ngày xuân.

- Vận dụng nghệ thuật miêu tả kết hợp với biểu cảm để viết văn. - Rèn kỹ năng đọc, phân tích, cảm thụ thơ.

B. CHUẨN BỊ

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1. Đọc và tìm hiểu văn bản

GV hướng dẫn HS đọc: Chậm rãi chú ý nhấn giọng ở những từ đặc tả.

GV đọc mẫu, HS đọc, nhận xét.

GV: Đoạn trích nằm ở vị trí nào trong tác

phẩm?

GV : Đoạn trích có thể chia làm mấy phần?

Nội dung của mỗi phần là gì?

Hoạt động 2: Đọc, tìm hiểu văn bản

HS đọc 3 câu thơ đầu.

GV: ở 2 câu thơ đầu, khung cảnh mùa xuân

được miêu tả như thế nào?

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9(trọn bộ) (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(277 trang)
w