Giới thiệu Truyện Kiều

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9(trọn bộ) (Trang 39 - 41)

1. Nguồn gốc:

- Dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung quốc) nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn.

- Lúc đầu có tên: “Đoạn trường Tân Thanh”, sau đổi thành “Truyện Kiều”. Kết luận: Là tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Nôm.

+ Tước bỏ yếu tố dung tục, giữ lại cốt truyện và nhân vật.

+ Sáng tạo về nghệ thuật: Nghệ thuật tự sự, kể chuyện bằng thơ.

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc. + Tả cảnh thiên nhiên.

* Thời điểm sáng tác:

- Viết vào đầu thế kỷ XIX (1805-1809) - Gồm 3254 câu thơ lục bát.

- Xuất bản 23 lần bằng chữ Nôm, gần 80 lần bằng chữ quốc ngữ.

- Bản Nôm đầu tiên do Phạm Quý Thích khắc trên ván, in ở Hà Nội.

- Năm 1871 bản cổ nhất còn được lưu trữ tại thư viện Trường Sinh ngữ Đông - Pháp. - Dịch ra 20 thứ tiếng, xuất bản ở 19 nước trên toàn thế giới.

- Năm 1965: kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du, Truyện Kiều được xuất bản bằng chữ Tiệp, Nhật, Liên Xô, Trung Quốc, Đức, Ba Lan, Hunggari, Rumani, CuBa, Anbani, Bungari, Campuchia, Miến Điện, Ý, Angieri, Ả rập,…

* Đại ý:

Truyện Kiều là một bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo; là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án những thế lực xấu xa và khẳng định tài năng, phẩm chất, thể hiện khát vọng chân chính của con người.

2. Tóm tắt tác phẩm:

Phần 1:

+ Gặp gỡ và đính ước + Gia thế - tài sản

HS trình bày.

Hoạt động 3. Tổng kết

GV: Qua việc tóm tắt tác phẩm em thấy

Truyện Kiều có những giá trị gì?

HS thảo luận, trả lời.

+ Gặp gỡ Kim Trọng + Đính ước thề nguyền. Phần 2:

+ Gia biến lưu lạc + Bán mình cứu cha + Vào tay họ Mã

+ Mắc mưu Sở Khanh, vào lầu xanh lần 1 + Gặp gỡ làm vợ Thúc Sinh bị Hoạn Thư đầy đoạ

+ Vào lầu xanh lần 2, gặp gỡ Từ Hải + Mắc lừa Hồ Tôn Hiến

+Nương nhờ cửa Phật. Phần 3:

Đoàn tụ gia đình, gặp lại người xưa.

III. Tổng kết

1. Giá trị tác phẩm: a) Giá trị nội dung:

* Giá trị hiện thực: Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội phong kiến bất công tàn bạo.

* Giá trị nhân đạo: Truyện Kiều là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người,khẳng định và đề cao tài năng nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người.

b) Giá trị nghệ thuật:

- Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ.

- Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc từ nghệ thuật dẫn chuyện đến miêu tả thiên nhiên con người.

Truyện Kiều là một kiệt tác đạt được thành

tựu lớn về nhiều mặt, nổi bật là ngôn ngữ và thể loại.

Tiết…

Ngày soạn….

CHỊ EM THUÝ KIỀU

(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS:

1. Thấy được tài năng nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du : khắc hoạ những nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận của Thuý Kiều, Thuý Vân, bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển.

- Thấy được cảm hứng nhân đạo trong Truyện Kiều : trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp con người.

2. Biết tận dụng bài học để miêu tả nhân vật. 3. Rèn kỹ năng đọc, phân tích, cảm thụ thơ.

B. CHUẨN BỊ

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1. Tìm hiểu chung về văn bản

GV đọc mẫu

Hướng dẫn HS đọc nhấn giọng ở những từ đặc tả.

GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó trong SGK.

GV: Đoạn trích nằm ở phần nào của tác

phẩm?

GV: Em có nhận xét gì về bố cục của đoạn

trích?

Hoạt động 2. Đọc, tìm hiểu văn bản

HS đọc diễn cảm 4 câu thơ đầu, các HS khác theo dõi, đọc thầm.

GV: Tác giả giới thiệu chị em Thuý Kiều

như thế nào? Em có nhận xét gì về cách giới thiệu và từ ngữ trong câu ấy?

HS trả lời.

GV: tác giả giới thiệu vẻ đẹp của hai chị em Kiều như thế nào?

GV: Em hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả

của tác giả.

GV (dẫn): Sau khi giới thiệu vẻ đẹp chung, tác giả miêu tả cụ thể vẻ đẹp riêng của hai chị em.

HS đọc 16 câu tiếp theo.

GV: Những chi tiết nào trong vẻ đẹp của

I.Tìm hiểu chung về văn bản

1. Đọc - chú thích

a) Đọc b) Chú thích

2. Vị trí đoạn trích

Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác phẩm: “Gặp gỡ và đính ước”

3. Bố cục

Đoạn trích có thể chia làm 3 phần

- Bốn câu đầu: Vẻ đẹp chung của chị em Vân - Kiều.

- Bốn câu tiếp theo: Vẻ đẹp của Thuý Vân. - Mười hai câu còn lại: Vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều.

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn 9(trọn bộ) (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w