Quản lý đối tượng tham gia

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội quận Đống Đa- Hà Nội (Trang 31 - 32)

Chương 2 Thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội quận Đống Đa Hà Nộ

2.2.1. Quản lý đối tượng tham gia

Bảng 2. Tình hình tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH quận Đống Đa theo khối loại hình quản lý (2009-2011)

Khối loại hình quản lý

Số lao động tham gia BHXH bắt buộc

2009 2010 2011 Số lao động (người) Cơ cấu (%) Số lao động (người) Cơ cấu (%) Số lao động (người) Cơ cấu (%) HCSN, Đảng, Đoàn thể 25.056 21,06 26.357 20,05 27.304 19,75 DN Nhà nước 26.405 22,19 25.842 19,66 23.981 17,35 DN NQD 66.550 55,93 77.982 59,33 84.838 61,4 DN ĐTNN 95 0,08 287 0,22 675 0,49 NCL 441 0,37 502 0,38 931 0,64 Phường, xã 352 0,29 376 0,29 419 0,3 HTX 91 0,08 93 0,07 98 0.07 Tổng 118.990 100 131.439 100 138.246 100

(Nguồn: BHXH quận Đống Đa) Qua bảng số liệu ta có thể thấy: số lao động tham gia BHXH bắt buộc qua các năm đếu tăng một cách đáng kể. Năm 2009 số lao động tham gia BHXH bắt buộc là 118.990 (người) thì đến năm 2011 đã lên tới 138.246 (người), tăng 1.16 lần so với năm 2009.

Có được điều này là do việc thực hiện và triển khai chính sách BHXH ở quận Đống Đa ngày càng được mở rộng đến người lao động và các thành phần kinh tế khác nhau, các phương án đưa BHXH vào trong thực tế cuộc sống đang dần được phát huy tác dụng, công tác tuyên truyền và các hình thức quản lý thu bảo hiểm xã hội đang dần phát huy hiệu quả. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa ở nước ta, nó cho thấy được nhận thức về BHXH của người lao động và chủ sử dụng lao động ngày càng được nâng cao hơn.

Trong 3 năm số lao động thuộc loại hình DNNQD là tăng nhanh nhất. Năm 2009 số lao động tham gia là 66.550 (người) đến năm 2011 đã lên tới 84.838 (người), tăng 1,27 lần sau 3 năm.

Trên địa bàn quận Đống Đa ngày càng có nhiều các công ty TNHH, công ty cổ phần được thành lập. Hơn thế nữa các công ty sử dụng lao động đã ngày càng có ý thức hơn về việc tham gia đóng BHXH cho người lao động vừa giúp họ yên tâm công tác sản xuất, vừa giúp người chủ sử dụng lao động tránh được các chi phí khi xảy ra rủi ro trong quá trình lao động (tai nạn, ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp …)

Tuy nhiên tỷ trọng lao động trong khối HCSN, Đảng, Đoàn thể và tỷ trọng trong khối DNNN ngày càng có xu hướng giảm. Còn tỷ trọng lao động trong khối DNNQD ngày càng có xu hướng tăng và tăng nhanh, như năm 2009 mới chỉ chiếm 55,93% thì đến năm 2011 đã chiếm tới 61,37%

Số lao động tham gia BHXH bắt buộc ở các khối còn lại thì đều có sự tăng không đáng kể.

+ DNĐTNN có sự tăng lên về lao động. Năm 2009 chỉ có 95 người chiếm 0,08% thì đến năm 2011 tăng lên 675 người chiếm 0,49% trong cơ cấu.

+ Khối ngoài công lập thì có sự tăng đều năm 2009 có 441 người chiếm 0,37% thì đến năm 2011 đã lên tới 931 người chiếm 0,64%.

Số lao động tham gia BHXH ngày một tăng cho thấy công tác tuyên truyền mở rộng đối tượng đã được BHXH quận Đống Đa chú trọng và thực hiện khá tốt. Đặc biệt là số đối tượng ở khối DNNQD tăng lên đáng kể nên việc mở rộng và khai thác trong khối này còn nhiều tiềm năng. Người sử dụng lao động và người lao động ngày càng nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng, tính thiết thực khi tham gia BHXH, đó là chính sách đảm bảo tốt hơn cho cuộc sống lâu dài của người lao động. Năm 2009 mới chỉ có 118.990 người tham gia BHXH thì đến năm 2011 đã lên tới 138.246 người. Để đạt được kết quả đó là do chính sách BHXH ngày càng phù hợp với cuộc sống của người lao động giúp họ yên tâm sản xuất trong điều kiện tiền lương và thu nhập thấp, do vậy đối tượng tham gia ngày càng đông và ngày càng được mở rộng đến các thành phần kinh tế trên toàn địa bàn.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội quận Đống Đa- Hà Nội (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w