Chương 2 Thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội quận Đống Đa Hà Nộ
2.2.6. Kết quả thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Bảng 3. Kết quả thu BHXH bắt buộc theo khối loại hình quản lý (2009 – 2011) Năm Khối loại hình quản lý 2009 2010 2011 Số tiền thu (trđ) Cơ cấu (%) Số tiền thu (trđ) Cơ cấu (%) Số tiền thu (trđ) Cơ cấu (%) HCSN, Đảng, Đoàn thể 116.312 24,05 157.726 22,74 182.992 20,8 DN Nhà nước 126.566 26,17 148.955 21,48 161.24 8 18,32 DN NQD 236.375 48,87 377.183 54,39 517.524 58,82 DN ĐTNN 848 0,18 4.176 0,6 10.264 1,17 NCL 1.883 0,39 3.182 0,46 4.638 0,53 Phường, xã 1.314 0,27 1.932 0,28 2.790 0,31 HTX 361 0,07 375 0,05 439 0,05 Tổng 483.659 100 693.529 100 879.895 100
(Nguồn: BHXH quận Đống Đa) Qua bảng số liệu ta thấy:
Số thu BHXH bắt buộc liên tục tăng lên trong các năm, số thu năm sau luôn cao hơn các năm trước. Có được kết quả trên là do:
- Qua mỗi năm số lao động tham gia BHXH ngày càng tăng. Đồng thời kinh tế địa phương ngày càng phát triển do đó ý thức trách nhiệm về
quyền lợi tham gia BHXH của người lao động và người sử dụng lao động cũng cao hơn.
- Các cán bộ cơ quan BHXH quận Đống Đa nói chung và các cán bộ thu BHXH nói riêng đều cố gắng và nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó là sự quan tâm giúp đỡ của các ban ngành có liên quan của BHXH thành phố Hà Nội.
- Sự điều chỉnh mức lương tối thiểu chung của Nhà nước qua các năm cũng làm cho số thu BHXH hàng năm tăng do số tiền thu BHXH dựa trên mức lương tối thiểu và hệ số lương của người lao động.
Số tiền BHXH bắt buộc thu được chủ yếu là số tiền thu từ khối HCSN, Đảng, Đoàn thể, DNNN, DNNQD do tỷ trọng lao động của 3 khối này chiếm nhiều nhất trong tổng cơ cấu.
Số thu nộp BHXH bắt buộc của các DNNQD có sự tăng trưởng mạnh mẽ từ năm 2009- 2011. Năm 2009 số tiền thu BHXH từ DNNQD là 236.375 (trđ) chiếm 48,87% thì đến năm 2011, số tiền thu là 517.524 (trđ) chiếm 58,82%.
Trong khi đó, cơ cấu nộp BHXH của khối DNNN liên tục giảm. Năm 2009, số thu của DNNN chiếm 26,17% đến năm 2011 chỉ còn 18,32%. Điều này xảy ra do chính sách cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của chính phủ, đây là một xu thế tất yếu, một phần lớn số DNNN làm ăn thua lỗ, không hiệu quả được cổ phần hóa thành doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp TNHH một thành viên, họ tự chịu trách nhiệm trong việc kinh doanh lời lỗ, tuyển lao động mà không có hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Điều này làm cho số thu BHXH tại khối DNNN giảm dần theo từng năm, và chiếm tỷ trọng thu ngày càng giảm trong các khối thu BHXH của quận Đống Đa
Ngoài ra các loại hình khác cũng có sự thay đổi rõ rệt, số thu tăng dần qua từng năm.
+ Khối ngoài công lập năm 2009 thu được 1883 (trđ) thì đến năm 2011 đã thu được 4638 (trđ).
+ Khối phường xã năm 2009 thu được 1314 (trđ) thì năm 2011 thu được 2790 (trđ) tăng 2,12 lần.
Việc đạt số thu tăng đều hàng năm là do bộ phận thu đã thường xuyên xuống các đơn vị, nắm chắc số lao động, quỹ tiền lương, số tăng số giảm hàng tháng, số tiền BHXH, BHYT phải nộp của các đơn vị, kịp thời đôn đốc, nộp theo tháng. Bên cạnh đó là sự giám sát, phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành trên địa bàn quận trong quản lý các đơn vị, doanh
nghiệp, tổ chức và người lao động giảm mạnh tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH. Hoạt động thu đã dần ổn định và phát triển hơn, nhờ đó mà số tiền thu về ngày càng tăng. Ngoài ra việc tổ chức tốt công tác tuyên truyền chính sách BHXH cũng góp phần đáng kể. Những kết quả đó rất đáng khích lệ. Song bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục mà quan trọng nhất là việc nợ đọng, trốn thuế của một số đơn vị doanh nghiệp.