Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội quận Đống Đa- Hà Nội (Trang 39 - 40)

Chương 2 Thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội quận Đống Đa Hà Nộ

2.3.1.Kết quả đạt được

Những năm qua, BHXH quận Đống Đa đã đạt được những kết quả to lớn trong công tác quản lý thu. Cụ thể:

Một là, đã từng bước mở rộng và tăng nhanh đối tượng tham gia BHXH, BHYT ở tất cả các thành phần kinh tế, đặc biệt là khối lao động ngoài quốc doanh. Từng bước thực hiện mục tiêu BHXH cho mọi người lao động.

Hai là, BHXH quận luôn xác định công tác thu là nhiệm vụ quan trọng và chính là cơ sở để giải quyết chế độ cho NLĐ, thực hiện nghiêm Luật BHXH. Cán bộ phòng thu luôn bám sát đơn vị, nhất là các đơn vị chậm nộp, nợ đọng để đôn đốc thu BHXH, BHYT. Phòng thu BHXH của BHXH quận đã cử các cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm đảm nhận việc vận động khai thác, phát triển mới các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia BHXH. Phòng cũng đã thực hiện giao kế hoạch thu cho từng cán bộ theo tháng, quý một cách cụ thể để có thể theo dõi, đôn đốc công việc sát sao, kịp thời.

Ba là, BHXH đã thường xuyên kiểm tra việc chấp hành công tác thu nộp BHXH, BHYT tại các đơn vị sử dụng lao động, kiểm tra việc thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT. Thường xuyên gửi thông báo số phải thu, nộp tới từng đơn vị sử dụng lao động. Cùng với đó, BHXH quận còn tăng cường công tác tuyên truyền tới các đơn vị sử dụng lao động, NLĐ thực hiện tốt Luật BHXH, Luật BHYT nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.

Bốn là, tổ chức tốt công tác thu BHXH, góp phần hình thành quỹ tập trung, thống nhất trong cả nước và hạch toán độc lập với ngân sách Nhà nước. Số thu liên tục tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước.

2.3.2. Hạn chế

Một số không nhỏ NLĐ và NSDLĐ nhận thức chưa đầy đủ nên không tự giác, tích cực tham gia BHXH. Việc tham gia BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các cơ sở ngoài công lập, hộ sản xuất kinh doanh cá thể còn rất hạn chế so với tiềm năng thực tế.

Công tác thông tin tuyên truyền về BHXH còn ít về số lượng, tính thuyết phục chưa cao, hình thức còn đơn điệu, không hấp dẫn. Kết quả triển khai thực hiện Luật BHXH còn hạn chế, Số đơn vị và người lao động chưa tham gia BHXH còn khá nhiều (ước tính khoảng 40% chưa tham gia BHXH).

Căn cứ để xác định mức nộp BHXH của các doanh nghiệp là số lao động và số tiền lương của lao động trong doanh nghiệp. Do đó, nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn tìm cách để khai giảm hai yếu tố này nhằm làm giảm số phí phải nộp hàng tháng và xu hướng của các doanh nghiệp là luôn muốn nộp thấp số tiền bảo hiểm. Tất cả những sai phạm này không chỉ làm ảnh hưởng đến kết quả thu BHXH mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động về các mức hưởng trợ cấp.

Tình trạng đóng BHXH không đúng thời gian quy định (chậm đóng, nợ đọng, nợ dây dưa kéo dài) còn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp. Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh là khối có nhiều đơn vị trốn đóng BHXH cho người lao động nhất, dẫn đến số thu BHXH của khu vực này còn chưa đúng với tình hình thực tế. Trong khi đó, khu vực này thu hút một lực lượng lớn lao động đến làm việc.

Trình độ cán bộ làm công tác quản lý thu BHXH còn chưa đồng đều, một số ít cán bộ còn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra, việc trau dồi chuyên môn nghiệp vụ còn yếu, xử lí công việc nhiều khi dựa vào cảm tính, máy móc, không khoa học. Quận Đống Đa hiện có địa bàn rộng lớn, đối tượng tham gia đông nên khối lượng công việc quản lý thu rất lớn, vấn đề đặt ra là BHXH quận đang phải đối mặt với việc thiếu nhân lực. Việc ứng dụng CNTT còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội quận Đống Đa- Hà Nội (Trang 39 - 40)