Quản lý hiệu quả và chặt chẽ hơn mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội quận Đống Đa- Hà Nội (Trang 45 - 46)

quận Đống Đa Hà Nộ

3.2.3. Quản lý hiệu quả và chặt chẽ hơn mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hộ

đóng bảo hiểm xã hội

Trên thực tế mức thu theo quy định làm căn cứ đóng BHXH còn khoảng cách quá xa so với thu nhập thực tế. Theo báo cáo của Vụ BHXH, Bộ LĐ-TB-XH cho biết, hiện nay có đến 62% doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng lao động trong lĩnh vực dệt, may, da giày, chỉ tham gia BHXH cho NLĐ dựa trên mức lương tối thiểu hoặc hơn mức này không đáng kể. Trong khi đó mức thu nhập thực tế người lao động được nhận trung bình là 2,52 triệu đồng/người/tháng, thấp nhất là hợp tác xã, hộ cá thể với 2,16 triệu đồng/người/tháng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 2,024 triệu đồng/người/tháng.

Nhiều doanh nghiệp cố tình lách luật bằng cách chia thu nhập thực tế của người lao động ra làm nhiều phần nhỏ, bao gồm: lương cơ bản, phụ cấp xăng xe, đi lại, tiền cơm trưa…Những khoản phụ cấp này không được tính đóng BHXH theo quy định của Luật BHXH, chính điều này gây thất thoát một lượng không nhỏ số tiền doanh nghiệp đúng ra phải đóng BHXH cho người lao động, họ sẽ được hưởng ít hơn số tiền thực tế họ được nhận khi ốm đau, thai sản, hưu trí... đồng thời nhà nước cũng sẽ phải bù đắp một khoản không nhỏ để tránh thâm hụt quỹ BHXH. Để khắc phục điều này cần:

- Thực hiện đóng BHXH trên tổng thu nhập thực tế của NLĐ làm việc tại các khối doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước và đơn vị sự nghiệp (bao gồm cả các khoản phụ cấp xăng xe, tiền cơm trưa, phí sinh hoạt…)

- Các cơ quan chức năng cần sớm sửa đổi những bất hợp lý về tiền lương theo hướng tiền lương làm căn cứ đóng BHXH phải sát với thu nhập thực tế. Ngoài ra, cần nâng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không đóng BHXH đủ, không đúng thời gian quy định bằng 20% số tiền nợ BHXH, cao nhất đến 500 triệu đồng (hiện nay mức xử phạt hành chính cao nhất chỉ là 30 triệu đồng).

- Cần có biện pháp xử lý đối với hành vi trích trừ tiền lương của NLĐ hằng tháng để tham gia BHXH nhưng không nộp cho quỹ BHXH.

- Dựa vào điều kiện kinh tế xã hội, số liệu thống kê thực tế, sự tư vấn, tham khảo từ phía các chuyên gia cũng như các cơ quan quản lý, phát phiếu thăm dò ý kiến người lao động trước khi quy định mức lương tối thiểu từng thời kì, có vậy thì mức lương tối thiểu mới thực sự phát huy tác dụng, đem lại hiệu quả cao, tránh là kẽ hở để doanh nghiệp lợi dụng làm lợi cho bản thân, ảnh hưởng đến quyền lợi và chính sách an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội quận Đống Đa- Hà Nội (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w