Hồn nghi tân tiến

Một phần của tài liệu THIÊN VĂN HỌC CỔ TRUNG HOA pptx (Trang 62 - 65)

II. THIÊN VĂN TRUNG HOA VỚI NHỮNG ẢNH HƯỞNG

c. Hồn nghi tân tiến

Hồn nghi này gồm đủ các vòng: Hoàng Đạo (écliptique; ecliptic), Xích đạo (équateur; equator), Nhẫn giới (horizon).

Một hồn nghi tân tiến đại loại gồm các bộ phận sau đây: a. Các bộ phận phía ngoài:

(1) Vòng Thiên kinh hay Dương kinh (thiên kinh hoàn, dương kinh hoàn: prime meridian circle).

(2) Vòng Âm vĩ (âm vĩ hoàn, địa hồn hoàn: horizon circle). (3) Vòng Xích đạo ngoài (outer equatorial circle).

b. Các bộ phận phía giữa:

(1) Tam thần nghi song hoàn (vòng kinh tuyến mặt trời ngày Đông Chí : solstitial colure circle).

(2) Vòng Hoàng Đạo (hoàng đạo hoàn: ecliptic circle).

(3) Vòng Xích đạo phía trong (inner equator circle)(không thấy). (4) Hệ thống máy móc để vận chuyển hồn nghi (diurnal motion gearing connecting with the power drive).

c. Các bộ phận phía trong:

(1) Tứ du hoàn (polar mounted declination ring or hour angle circle). (2) Vọng đồng (sighting tube).

(3) Trực củ (diametral brace). d. Các bộ phận khác:

(1) Ngao văn trụ (concealing the transmission shaft). (2) Long trụ (supporting columns in the form of dragon).

(3) Thủy phu, thủy chuẩn (cross-piece of the base, incorporating water-level). (4) Nam cực (south polar pivot).

(5) Bắc cực (north polar pivot).

Hồn nghi thô sơ nhất có lẽ có từ thời Thạch Thân, Cam Đức (thế kỷ 4 tcn). Lạc Hà Hoành và Tiên Vu Vọng Nhân cuối thế kỷ 2 và đầu thế kỷ 1 tcn cũng vẫn còn dùng những loại hồn nghi cổấy.

Năm 52 tcn, Cảnh Thọ Xương làm cho vòng xích đạo trờ nên cốđịnh. Dương Hùng (52 tcn- 18 cn) cũng biết làm cầu hồn nghi.

Năm 84 cn, Cổ Quì gắn thêm vòng Hoàng Đạo vào hồn nghi.

Khoảng năm 125 cn, Trương Hành gắn thêm vòng nhãn giới và các vòng kinh tuyến (vòng âm vĩ, tam thần, tứ du, v.v.). Trương Hành mô tả về hồn nghi như sau:

Vòng Xích đạo chạy quanh hồn nghi và cách Bắc Cực 915/19o.

Vòng Hoàng Đạo cũng chạy quanh hồn nghi và tạo với vòng Xích đạo 24o. Như vậy thì ngày Hạ Chí, vòng Hoàng Đạo cách Bắc Cực khoảng 67o, và ngày

Trương Hành (78-139 cn)

Nơi vòng Hoàng Đạo và Xích đạo gặp nhau sẽ cho biết độ cách Bắc Cực của ngày Xuân Phân, Thu Phân.

Ngày Xuân Phân, Hoàng Đạo cách Bắc Cực là 94o¼. Ngày Thu Phân, Hoàng Đạo cách Bắc Cực là 92o¼.

Những độ cách trên được chấp nhận vì phù hợp với phương pháp đo bóng mặt trời theo lịch nhà Hạ.

Sau này, Trương Hành còn dùng sức nước làm cho hồn nghi quay được đều đặn, và còn gắn các sao vào cầu hồn nghi để mô phỏng bầu trời và tinh tượng. Hồn nghi của ông quay phù hợp với sự vận chuyển của tinh cầu trên trời.

Tấn Thư- Thiên văn chí viết: «Trương Hành làm hồn nghi và cho đặt trong phòng kín. Hồn thiên nghi, nhờ sức nước chảy, có thể quay. Ông cho đóng cửa lại. Người ở

trong buồng sẽ thông báo cho ngày ở trên nóc thiên quan đài biết rằng hồn nghi (trong buồng) cho thấy sao nào vừa mọc, sao nào vừa lặn, nhất nhất đều đúng như hai mảnh tre ghép lại. Thôi Tử Ngọc đã viết trên mộ của Trương Hành như sau: Số thuật của ngày bao quát trời đất; tài sáng chế của ngài ngang với tạo hóa. Ngài tài cao, nghệ trổi sánh ngang thần minh.»

Hồn nghi của Tô Tụng

Tô Tụng 蘇頌 (1020-1101)

Tân Nghi Tượng Pháp Yếu của Tô Tụng

Một phần của tài liệu THIÊN VĂN HỌC CỔ TRUNG HOA pptx (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)