Đo bóng cây nêu để định khoảng cách giữa các tỉnh

Một phần của tài liệu THIÊN VĂN HỌC CỔ TRUNG HOA pptx (Trang 51 - 52)

II. THIÊN VĂN TRUNG HOA VỚI NHỮNG ẢNH HƯỞNG

6.Đo bóng cây nêu để định khoảng cách giữa các tỉnh

Nguyên tắc: Chọn một thành phố làm tâm điểm để tiện việc so sánh. Xưa người ta chọn Dương Thành cách Lạc Dương 50 dặm về phía Đông Nam, ở vĩ tuyến 34o26.

- Đo các thành phố trên cùng một đường kinh tuyến. - Dùng cây nêu cùng một loại kích thước.

- Định xem hai thành phố cách nhau một ngàn dặm thì chênh nhau bao nhiêu tấc bóng.

Trương Hành, Trịnh Huyền, Vương Phồn, Lục Tích cho rằng 1 tấc bóng ăn 1.000 dặm.

Hà Thừa Thiên toán rằng cứ 3 tấc 56 bóng mới ăn 1.000 dặm. Lưu Trác cũng

đồng quan điểm như vậy.

Nhất Hạnh và Nam Cung Thuyết toán rằng ngót 4 tấc bóng mới ăn 1.000 dặm. Dẫu sao thì lịch sử cũng cho thấy người Trung Hoa xưa thường đo bóng nêu ở

khắp các tỉnh, các miền họđến.

Năm 445, Hà Thừa Thiên đo bóng nêu ở Giao Châu (Hà Nội) và cho hay Giao Châu cách Dương Thành 5.000 dặm.

Năm 349, Quán Thúy đo bóng nêu ở Chiêm Thành khoảng vĩ tuyến 13o (Tuy Hòa) hoặc vĩ tuyến giữa 17o05 và 19o35 (khoảng Đồng Hới - Thanh Hóa).

Trong khoảng những năm từ 721 đến 725, Nam Cung Thuyết và Nhất Hạnh cũng

đo bóng nêu ở nhiều nơi từ vĩ tuyến 17o4 (gần Đồng Hới) cho đến vĩ tuyến 40o, tại Weichow, gần Vạn Lý Trường Thành, và kết luận:

- 1o là cách 351 dặm 80 bộ.

- Gần 1 tấc bóng là 1.000 dặm cách xa.

Vân Đài Loại Ngữ ghi: «Khi tăng Nhất Hạnh làm lịch Đại Diễn, vua Đường có hạ

chiếu cho quan thái sử phải đo bóng khắp thiên hạ mà lấy chỗđất giữa làm định số. Khi họp bàn có nói rằng: Chu Quan (sách) dùng thổ khuê (thước đo bóng mặt trời bằng ngọc) đo, thì lấy chỗ bóng mặt trời 1 thước 5 tấc làm trung tâm điểm của đất, mà họ Trịnh (Trịnh Huyền) thì cho bóng chiếu xuống đất, cứ 1 nghìn dặm sai 1 tấc. Như

vậy về phía Nam xứĐái Nhật Hạ, xa cách 15.000 thì sai mất 1 thước 5 tấc. Đất cùng với tinh thần tứ du, lên xuống trong 3 vạn dặm; lấy sốấy mà chia đôi thì thấy được chỗđịa trung. Đĩnh Xuyên quận, đất Dương Thành ngày nay, tức là địa trung đó.

«Trong khoảng năm Nguyên Gia (424-454), nhà Tống đi đánh nước Lâm Ấp (Chiêm Thành); ngày tháng 5 dựng cây nêu để trông, thì thấy mặt trời ở về phía Bắc cây nêu; ở Giao Châu thì bóng mặt trời ở về phía Nam cây nêu 3 tấc. Năm Khải Nguyên thứ 12 (724, đời Đường Huyền Tông) đo bóng mặt trời ở Giao Châu (tức là Thăng Long, Hà Nội ngày nay) vào ngày Hạ Chí, thì thấy bóng ở phía Nam cây nêu 3 tấc 3 phân, cùng với sựđo vào năm Nguyên Gia nói trên giống nhau.»

Một phần của tài liệu THIÊN VĂN HỌC CỔ TRUNG HOA pptx (Trang 51 - 52)