II. THIÊN VĂN TRUNG HOA VỚI NHỮNG ẢNH HƯỞNG
2. CÁC DỤNG CỤ ĐO THỜI GIAN
Đời xưa không có đồng hồ như ngày nay, nhưng cũng có những dụng cụđểđo thời gian. Ta sẽ khảo cứu:
a. Nhật quỹ (cadran solaire; sun-dial): đồng hồđo bóng mặt trời. b. Lậu khắc, lậu hồ (clepsydre; clepsydra, water-clock). - Lậu hồ nước (water-clock)
- Lậu hồ cát (sablier; sand hour glass) c. Hương triện (đồng hồ hương: incense clock). d. Đồng hồđèn.
a. Nhật quĩ
Trên nguyên tắc, nhật quĩ là một vòng tròn, chung quanh có ghi giờ hoặc ghi khắc. Giữa vòng tròn có một cây trục để lấy bóng mặt trời. Nhật quĩ có thứđể thẳng, có thứđể nghiêng theo độ dốc của đường xích đạo. Cũng có thứ nhật quĩ hình chữ
nhật.
Nhật quĩ hình chữ nhật
Hình trên nhật quĩ Nhật quĩđào được ở Lạc Dương
Năm 1932, người ta đào được ở Lạc Dương một thứ nhật quĩđể thẳng. Đó là một vòng tròn, có lỗở tâm điểm để cắm cọc lấy bóng. Chung quanh vòng tròn chia thành 100độ tức 100 khắc. Nhưng 32/100 thì để trống; 68/100 còn lại chia thành 68 khắc. Khắc đầu và khắc cuối của nhật quĩ này cho thấy hướng mặt trời mọc và lặn ngày Hạ
Trên nhật quĩ này ta còn thấy những hình tương tự như các mẫu tự T, L, V. Cho
đến nay người ta cũng chưa biết được ý nghĩa của những hình ấy.
Có cái lạ nữa là những hình T, L, V này còn được thấy khắc trên cái gương đời Hán, cũng như trên nhiều đồ chơi của người xưa. Nhật quĩ ít nhất là có từđời Hán.
Sách Tiền Hán Thư viết: «Các vị bác sĩ họp nhau tại kinh đô, đã định các hướng chính Đông, chính Tây, sử dụng nhật quĩ cây nêu và lậu khắc. Với những dụng cụấy, họđịnh phương vị của Nhị thập bát tú, định các ngày hối, sóc, nhị Phân, nhị Chí, sự
vận chuyển của tinh cầu và tuần tiết của mặt trăng.»