Tuyền ky (tablette de constellation circumpolaire; circumpolar constellation template)

Một phần của tài liệu THIÊN VĂN HỌC CỔ TRUNG HOA pptx (Trang 59 - 60)

II. THIÊN VĂN TRUNG HOA VỚI NHỮNG ẢNH HƯỞNG

b.Tuyền ky (tablette de constellation circumpolaire; circumpolar constellation template)

template)

Một loại ống đồng cổ kính nhất đã được đề cập trong Thư Kinh, thiên Thuấn

Điển. Thư Kinh viết: «Vua Thuấn quan sát tuyền ky và ống ngọc hành, đểđiều chỉnh thất chính.»

Đó là một đoạn văn hóc búa làm điên đầu không biết bao nhiêu học giả. Các nhà dịch giả và bình giải xưa nay đều không biết tuyền ky là gì, và dùng để làm gì, nên thường dịch tuyền ky là quả cầu quay nạm ngọc (Legge, Couvreur).

Mã Dung, Thái Ung, Trịnh Huyền giải Tuyền ky là một dụng cụ thiên văn. Phục Thắng cho rằng đó là một đám sao ở Bắc Cực.

Mãi đến năm 1959, học giả Henri Michel mới khám phá ra rằng tuyền ky là một dụng cụđể quan sát sao Bắc Thần, và định vị trí Bắc Cực.

Michel giải tuyền ky là một miếng ngọc dẹt chung quanh có một số khía. Miếng ngọc này có thể xoay quanh một cái ống để nhòm. Nếu quay đúng vị trí, các sao Bắc

Đẩu và hàng sao Tả Khu, Thượng Tể, Thượng Phụ, Thượng Thừa, v.v. sẽ lọt đúng vào chỗ các khía đã làm sẵn của tuyền ky, còn sao Bắc Thần (étoile polaire) sẽ hiện ra ở

gần nơi tâm điểm tuyền ky.

Như vậy tuyền ky sẽđịnh được chính Bắc Cực (pôle nord). Phỏng theo Michel, ta có thể giải đoạn Thư Kinh ở trên như sau:

1. Tuyền ky là miếng ngọc hình tròn, dẹt, chung quanh có khíâ Miếng ngọc này có thể xoay quanh (tuyền) một ống nhòm, tức là ngọc hành.

2. Ngọc hành là ống nhòm có thể tra vào miếng tuyền ky.

3. Thất chính ởđây là 7 sao Bắc Đẩu chứ không phải là mặt trời, mặt trăng, và ngũ tinh như người ta thường giải.

4. Điều chỉnh được 7 sao Bắc Đẩu cho lọt vào các khía tuyền ky, ta sẽ thấy được Bắc Thần và Bắc Cực hiện ra ở chính giữa lòng tuyền ky.

Michel cũng giải: Tuyền ky là một dụng cụđể quan sát các tinh tú. Nó có thể

quay được. Phần quay được gọi là tuyền ky, ta dùng nó để nhìn độ quay. Bắc Cực ở

Hiểu được đoạn này ta mới hiểu được tại sao Chu Bễ Toán Kinh lại viết: «Chính Bắc Cực ở giữa tuyền ky. Chính Bắc là tâm điểm của trời. Bắc Cực ở chính giữa tuyền ky gọi là Thiên Tâm, vì thế nên gọi là tuyền ky.»

Trên mặt tuyền ky còn có một đường thẳng đứng. Henri Michel giảng rằng: Nếu

điều chỉnh các sao Bắc Đẩu cho lọt vào các khía rồi, ta dùng tuyền ky để quan sát mặt trời, thì ngày Đông Chí mặt trời sẽở trên đường kinh tuyến định bởi đường thẳng

đứng ấy.

Ống tuyền ky, ngọc hành sau này biến thành những dụng cụ trang trí như: - Ngọc bích và ống đại tông.

- Ngọc bích và ngọc khuê.

Một phần của tài liệu THIÊN VĂN HỌC CỔ TRUNG HOA pptx (Trang 59 - 60)