Ít dòng lịch sử về Thiên văn học Trung Hoa

Một phần của tài liệu THIÊN VĂN HỌC CỔ TRUNG HOA pptx (Trang 27 - 30)

VII. THIÊN VĂN VỚI CÁC TRIỀU ĐẠI TRUNG HOA

Ít dòng lịch sử về Thiên văn học Trung Hoa

I- Ít nhiều công trình của các thiên văn gia Trung Hoa qua nhiều thế hệ

II- Thiên văn Trung Hoa với những ảnh hưởng ngoại lai

III. Ít nhiều sách thiên văn Trung Hoa qua các thời đại A. Sách thiên văn từ đời Chu đến đời Lương (thế kỷ 6) B. Các sách thiên văn từ thời Lương đến đầu đời Tống (thế kỷ 10)

Thiên văn Trung Hoa được các vua chúa chú ý từ thuở xa xưa. Ta không quyết

đoán được thiên văn Trung Hoa đã khởi thủy tự bao giờ.

Gustave Schlegel, dựa vào cách thức đặt tên các vì sao, đã quả quyết rằng thiên văn Trung Hoa đã khởi thủy khoảng 17.000 năm trước kỷ nguyên. Nói vậy e quá

đáng.

Người Trung Hoa thường cho rằng nền thiên văn của họ bắt đầu với Phục Hi, khoảng 2850 năm trước kỷ nguyên.

Đến thời Hoàng Đế (2697-2597), ta đã thấy dùng cách tính năm tháng, ngày theo chu kỳ lục thập hoa giáp.

Hán Thư Nghệ Văn Chí đã ghi: «Hoàng Đế ngũ gia lịch tam thập tam quyển.» Cháu 3 đời của Hoàng Đế là Chuyên Húc (2513-2435) rất có khiếu về thiên văn. Trúc Thư Kỷ Niên viết: «Sau khi lên ngôi được 13 năm, vua bắt đầu làm lịch số

và toán vị trí các sao trên trời.»

Xuân Thu Tả Truyện cũng ghi nhận rằng đời vua Chuyên Húc đã có những quan coi về lịch, về Nhị phân (Xuân phân, Thu phân) và Nhị chí (Đông chí, Hạ chí) và đoán

định các ngày đầu mùa.

Đời vua Nghiêu (2356-2255) đã biết: - Vị trí Nhị thập bát tú.

- Nhật nguyệt ngũ tinh. - Đã định năm là 366 ngày. - Đã biết phép đặt tháng nhuận.

Gaubil (1689-1759), một linh mục dòng Tên, sang Trung Hoa truyền giáo khoảng thế kỷ 18, đồng thời cũng là một nhà thiên văn học lỗi lạc, đã viết:

«Chúng ta thấy rằng vua Nghiêu đã biết năm có 365¼ ngày, và cứ 4 năm lại có 366 ngày. Chúng ta cũng thấy rằng họđã biết trí nhuận để chia năm thành 4 mùa.»

« Tuyền ky

Vua Thuấn đã biết dùng Tuyền ky 璇璣 và Ngọc Hành 玉衡để khảo sát sao Bắc Thần và định vị trí Bắc Cực.

Đổng Tác Tân 董作賓 trong quyển Ân lịch phổ 殷曆譜, đã tìm thấy trên những miếng xương có khắc chữ thời vua VũĐinh (1330-1281) có đoạn nói đến sao Điểu Tinh 鳥星 (sao Tinh trong chòm sao Chu Tước).

Trên một miếng xương khác có ghi: Ngày mồng 7 trong tháng (khoảng năm 1300 tcn) ngày Kỷ Tỵ, có một Tân đại tinh 新 大 星 hiện ra gần sao Hỏa. Mảnh xương khác ghi: Đến ngày Tân Mùi thì Tân tinh ấy biến đi.

« Mảnh quy giáp ghi chép vềĐiểu tinh

Tân đại tinh đến gần sao Hỏa

Các thiên văn gia ngày xưa không phải là hiếm. Tấn Thư Thiên Văn Chí có ghi: - Thời vua Nghiêu có Hi, Hòa.

- Thời Hạ có Côn Ngô. - Thời Thương có Vu Hàm. - Thời Chu có Sử Dật. - Lỗ có Tử Thận. - Tấn có Bốc Yển.

- Trịnh có Bì Táo. - Tống có Tử Vi. - Tề có Cam Đức. - Sở có Đường Muội. - Triệu có Doãn Cao. - Ngụy có Thạch Thân.

Đời Tần tuy đốt các sách, nhưng các sách thiên văn thì không đốt.

- Đến đời Hán Cảnh Đế (156-140), Hán VũĐế (148-86) có cha con Tư Mã Đàm; rồi đến Lưu Hướng, Thái Ung, Tiều Chu, Tư Mã Thiên, Ban Cố, Tư Mã Bưu. Tất cả

những vị này lại nối tiếp công trình, để cho người sau nương vào mà tiến lên.

Quan niệm của Joseph Needham sai biệt với Tấn Thư. Needham cho rằng Thạch Thân (người nước Tề), Cam Đức (người nước Vệ) và Vu Hàm là 3 nhà thiên văn cự

phách của thời Chiến Quốc (481-249). Ba vị này đã lập ra những đồ bản thiên văn đầu tiên và định vị trí các sao. Công trình này được thực hiện vào khoảng năm 370 đến 270 tcn; và như vậy là trước công trình của Hipparque người Hi Lạp khoảng 2 thế kỷ

(Hipparque đã lập đồ bản thiên văn vào khoảng năm 134 tcn).

I. ÍT NHIU CÔNG TRÌNH CA CÁC THIÊN VĂN GIA TRUNG

Một phần của tài liệu THIÊN VĂN HỌC CỔ TRUNG HOA pptx (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)