Kiến thức cơ bản Cho đề bài: Loài cây em yêu.

Một phần của tài liệu Để học tốt ngữ văn 7-1 (Trang 87 - 92)

Cho đề bài: Loài cây em yêu. 1. Tìm hiểu đề và tìm ý

Gợi ý: Trả lời các câu hỏi sau để tìm hiểu đề và tìm ý:

- Đề yêu cầu viết về điều gì? (chú ý tìm hiểu, phân tích ý nghĩa của các từ có trong đề bài).

- En yêu cây gì? Vì sao em yêu cây đó hơn những cây khác? (chú ý tìm các đặc điểm của cây, mối quan hện của cây, hoặc cây để lại một kỉ niệm sâu đậm nào đó trong em. Cây mang lại cho bản thân em những gì trong đời sống vật chất và tinh thần?).

2. Lập dàn bài

cây đó.

b) Thân bài:

- Nêu các đặc điểm gợi cảm của cây. - Loài cây … trong đời sống con ngời. - Loài cây … trong cuộc sống của em.

c) Kết bài: Tình cảm của em đối với loài cây đó. 3. Viết đoạn văn

- Viết đoạn Mở bài và Kết bài. - Chọn viết một đoạn thân bài. II. Rèn luyện kĩ năng

- Thực hành tìm hiểu đề, lập dàn ý và viết đoạn văn cho các đề: + Biểu cảm về con sông.

+ Biểu cảm về một kỉ niệm tuổi thơ.

Gợi ý: Tham khảo các bớc đã thực hiện ở trên để tiến hành công việc.

Qua Đèo ngang

Bà Huyện Thanh Quan

I. Về tác giả và tác phẩm

1. Tác giả

Bà Huyện Thanh Quan (? - ?), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, ngời làng Nghi Tàm nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan (thuộc Thái Bình ngày nay), do đó có tên gọi là Bà Huyện Thanh Quan. Bà là một nữ sĩ vào loại tài danh hiếm có thời phong kiến. Tác phẩm của bà hiện còn lại sáu bài thơ trong đó có bài Qua Đèo Ngang nổi tiếng.

2. Thể loại

Bài thơ này đợc viết theo thể thất ngôn bát cú. Đây là một trong hai dạng cơ bản, phổ biến nhất của thơ Đờng luật, gồm thất ngôn bát cú (7 chữ, 8 câu) và thất

ngôn tứ tuyệt (7 chữ, 4 câu). Thơ thất ngôn bát cú Đờng luật có những quy định rất chặt chẽ về bố cục (tổ chức cơ bản về nội dung và hình thức), luật (quy định về vần, thanh trong cả bài, đối giữa các cặp câu 3 - 4, 5 - 6), niêm (sự liên kết giữa các câu 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7).

II. Kiến thức cơ bản

1. Nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang về số câu, số chữ, về cách gieo vần và về phép đối.

Gợi ý: Dựa vào phần giới thuyết thể thơ ở trên, tự kiểm tra về số câu, số chữ,

cách gieo vần và phép đối của bài thơ.

2. Cảnh vật đợc miêu tả và lúc chiều tà. Thời điểm đó dễ gợi lên tâm trạng buồn, cô đơn nhất là với ngời lữ thứ.

3. Cảnh Đèo Ngang đợc miêu tả gồm những chi tiết: cỏ cây, hoa lá, dãy núi, con sông, cái chợ, mấy túp nhà, tiếng chim quốc, chim đa đa, có vài chú tiều phu. Các chi tiết này cho thấy cảnh Đèo Ngang um tùm, rậm rạp. Con ngời thì ít ỏi, tha thớt. Các từ láy: lom khom, lác đác, các từ tợng thanh: quốc quốc, đa đa có tác dụng lớn trong việc gợi hình, gợi cảm và càng gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu.

4. Cảnh Đèo Ngang là cảnh thiên nhiên, núi đèo bát ngát, thấp thoáng có sự sống của con ngời nhng rất hoang sơ. Cảnh đợc miêu tả vào lúc chiều tà, lại đợc nhìn từ tâm trạng của kẻ xa quê nên cảnh gợi lên cảm giác buồn, hoang sơ, vắng lặng.

5. Có thể thấy, ấn sâu kín trong bức tranh thiên nhiên là tâm trạng của ngời lữ thứ (Bà Huyện Thanh Quan). Đó là tâm trạng buồn, cô đơn, hoài cổ. Đọc bài thơ, ta cảm nhận đợc tiếng kêu da diết của chim quốc, chim đa đa cũng chính là tiếng lòng tha thiết nhớ nhà, nhớ quá khứ của đất nớc. Câu thơ cuối cùng chính là cao trào của nỗi buồn, nỗi cô đơn của ngời khách xa quê.

6. Giữa cảnh trời, non, nớc và một mảnh tình riêng có quan hệ đối lập nhau. Cảnh càng rộng lớn thì tình càng cô đơn, con ngời càng nhỏ bé. Nh thế, rõ ràng cảnh góp phần khiến nỗi cô đơn của tác giả càng lớn hơn, nặng nề hơn.

III. Rèn luyện kĩ năng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đọc một bài thơ thất ngôn bát cú, trớc hết phải chú ý đọc đúng nhịp (4/3), sau nữa là chú ý đến phép đối trong hai cặp 3 - 4, 5 - 6. Riêng với bài thơ này, cần chú ý đọc chậm, diễn cảm, thể hiện đợc nỗi buồn sâu lắng của tác giả.

2. Tìm hàm nghĩa của cụm từ ta với ta.

Gợi ý: nghĩa của từng từ và của cả cụm là:

- Từ ta thứ nhất và từ ta thứ hai đều chỉ bản thân ngời nói.

- Vì thế, ta với ta có nghĩa là không có ai khác (chỉ có một mình tác giả mà thôi).

bạn đến chơi nhà

(Nguyễn Khuyến)

I. Về tác giả và tác phẩm

1. Tác giả

Nguyễn Khuyến (1835 - 1909), ngời thôn Vị Hạ (làng Và), xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Vì thi đã đầu cả ba kì thi Hơng, thi Hội, thi Đình nên có tên gọi Tam Nguyên Yên Đổ. Nguyễn Khuyến làm quan chừng 10 năm, rồi cáo quan về ở ẩn.

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ của ông gồm cả chữ Nôm và chữ Hán, hầu hết đợc sáng tác vào giai đoạn khi ông đã từ bỏ chốn quan trờng.

2. Tác phẩm

Bạn đến chơi nhà là một bài thơ trữ tình đặc sắc đợc làm theo thể thơ thất

ngôn bát cú Đờng luật. Với bài thơ này, tác giả đã cho ta thấy một trong những tình cảm quý giá nhất của con ngời ấy là tình bạn.

II. Kiến thức cơ bản

1. Nhận dạng thể thơ của bài thơ này?

Gợi ý: Bằng những kiến thức đã biết về thể thơ thất ngôn bát cú Đờng luật,

hãy nhận diện bài thơ về số câu, số chữ, về cách hiệp vần vầ về luật đối.

vẫn thể hiện đợc tình bạn đậm đà thắm thiết.

a) Theo nội dung câu thứ nhất (Đã bấy lâu nay, bác tới nhà), thì đáng ra, Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thật chu đáo và tử tế.

b) Nhng sáu câu kế tiếp, nhà thơ lại vẽ ra một hoàn cảnh rất đặc biệt để tạo ra sự đùa vui: Có sẵn mọi thứ nhng hoá ra lại không có thứ gì. Vật chất muốn đầy đủ nhất nhng lại cứ giảm đi, đến chỗ không còn một chút gì hết. Vì vậy tiếp bạn chỉ còn có mỗi cái tình. Tạo ra tình huống nh vậy, vừa đùa vui, vừa nói lên sự mong ớc tiếp đãi chu đáo cả vật chất lẫn tinh thần, lại vừa nhấn mạnh đợc cái tình. Chỉ một sự chân tình có thể đủ bù đắp những thiếu hụt vật chất.

c) Câu thứ 8 và cụm từ ta với ta nhấn mạnh tình cảm tri âm không cần phải vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình chân thực thôi. Những ngời tri âm, tri kỉ có khi chỉ cần gặp nhau ngâm mấy câu thơ, đàn vài bản nhạc là đã đủ vui rồi. Tình cảm không cứ nhất thiết phải có đầy đủ vật chất mới vui là nh vậy.

d) Qua cách ứng xử của nhà thơ, có thể nhận thấy, với bạn, Nguyễn Khuyến rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn thật là chu đáo. Đồng thời, chúng ta cũng thấy, trong tình bạn, Nguyễn Khuyến rất coi trọng cái tình, coi trọng sự cung kính trong tình bạn.

iII. rèn luyện kĩ năng

1. Cách đọc

Bài Qua Đèo Ngang diễn tả tâm trạng buồn nhớ da diết nên cần dọc chậm rãi, nhẹ nhàng. Ngợc lại, bài thơ này có giọng điệu vui, hóm hỉnh, cần chú ý những ý giải thích của tác giả: "khôn chài cá, cải chửa ra cây, cà mới nụ" để làm nổi bật ý trào lộng của tác giả.

2. a*) Ngôn ngữ ở bài Bạn đến chơi nhà có gì khác với ngôn ngữ ở đoạn trích

Sau phút chia li đã học.

b) So sánh cum từ “ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta” trong Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

Gợi ý: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Ngôn ngữ đợc sử dụng trong bài thơ Bạn đến chơi nhà mang tính chất dân dã đời thờng, với hầu hết là các từ thuần Việt. Trong khi đó, ngôn ngữ đợc sử dụng trong đoạn trích Sau phút chia li là đoạn trích đợc dịch ra từ chữ Hán vì thế nó

mang tính trang trọng, mẫu mực.

b) Cụm từ ta với ta trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan là chỉ một mình tác giả với mảnh tình riêng, trong khi đó, ở bài thơ của Nguyễn Khuyến cụm từ này dùng để chỉ nhà thơ với bạn mình.

Chữa lỗi về quan hệ từ

Một phần của tài liệu Để học tốt ngữ văn 7-1 (Trang 87 - 92)