Những câu hát châm biếm

Một phần của tài liệu Để học tốt ngữ văn 7-1 (Trang 48 - 50)

I. Kiến thức cơ bản 1 Các bớc tạo lập văn bản

những câu hát châm biếm

I. Về thể loại

II. Kiến thức cơ bản

1. Bài 1 “giới thiệu” chú tôi là ngời hay (nghĩa là giỏi, nhng cũng có nghĩa là

thích, ham, nghiện) nhiều thứ: nghiện rợu, nghiện chè, lại nghiện cả... ngủ tra!

Không những thế, chú còn là ngời rất "giàu ớc mơ" - mà toàn mơ để ... không phải đi làm, để ngủ cho đã mắt! Bài ca dao này châm biếm hạng ngời sa đà nghiện ngập và lời biếng trong xã hội.

2. Bài 2 nhại lời nói của thầy bói với ngời đi xem bói, bài ca dao lật tẩy bản chất của bọn "nói dựa" - thực chất là lợi dụng tâm lí tò mò của ngời khác để lừa bịp, kiếm tiền. Sự khẳng định của thầy bói nguỵ biện và rất vô nghĩa (về sự giàu nghèo, giới tính của mẹ cha, con cái) vì chỉ khẳng định những điều có tính tất yếu, ai cũng biết. Mặc dù tác giả dân gian không bình luận, nhng bài ca vẫn toát lên ý nghĩa châm biếm sâu sắc về hiện tợng mê tín dị đoan trong xã hội.

3. Mỗi con vật trong bài 3 tợng trng cho một loại ngời: con cò tợng trng cho ngời nông dân, cà cuống tợng trng cho những kẻ có quyền bính, chim ri và chào

mào tợng trng cho đám lính lệ, chim chích tợng trng cho anh mõ dới chế độ phong

kiến. Bài ca có tính chất ngụ ngôn rõ rệt, tác giả dân gian đã mợn loài vật để phê phán hủ tục ma chay.

4. Hai câu đầu của bài ca có kết cấu đặc biệt: Cậu cai nón dấu lông gà. Ngón

tay đeo nhẫn gọi là cậu cai. Hai câu là hai định nghĩa, đồng thời là hai "dấu hiệu"

nhận biết một con ngời: thứ nhất, cậu cai = nón dấu lông gà (dấu hiệu quyền lực) ; thứ hai: ngón tay đeo nhẫn = gọi là cậu cai (dấu hiệu giàu sang). Hai dấu hiệu này không có nghĩa thông báo về tâm hồn, tính cách hay phẩm chất của đối tợng. Nếu bỏ hai tiếng "cậu cai" đi, trong hình dung chỉ còn chiếc "nón dấu lông gà" (quyền lực) và "ngón tay đeo nhẫn" (khoe của) có vẻ rất trai lơ!

Hai câu tiếp theo đối lập về số lợng có tính chất gây cời. Pha một chút phóng đại, chân dung cậu cai đợc đa ra châm chọc, mỉa mai, thể hiện thái độ khinh ghét và thơng hại của nhân dân.

Về nghệ thuật, khi xây dựng nhân vật cai lệ, tác giả dân gian đã khéo léo chọn từ xng hô là: cậu cai (một từ vừa có tính chất nịnh bợ, vừa có tính chất châm biếm). Hơn nữa, bằng việc biếm hoạ chân dung cậu cai, tác giả dân gian đã ngầm ý nói lên sự nhố nhăng, bắng nhắng của nhân vật ngời thờng không ra ngời thờng, quyền lực không ra quyền lực này. Việc sử dụng rất thành công nghệ thuật phóng đại cũng có tác dụng làm cho nhân vật cậu cai càng trở nên nực cời và thảm hại

hơn.

iII. rèn luyện kĩ năng

1. Cách đọc

Đây cũng là ca dao trữ tình nhng tình cảm, thái độ trong đó không phải là những tình cảm thẳm sâu, day dứt trong tâm hồn (nh những bài ca dao về tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa,...). Giọng điệu ở đây là giọng châm biếm, giễu cợt,... nên khi đọc cần cao giọng, nhấn mạnh vào các điệp từ, điệp ngữ (có chủ ý) để làm nổi bật giọng điệu châm biếm, giễu cợt của những câu ca dao này.

2. Để nhận xét về sự giống nhau của bốn bài ca dao, em đồng ý với ý kiến nào dới đây:

a) Cả bốn bài đều có hình ảnh ẩn dụ, tợng trng. b) Tất cả đều sử dụng biện pháp phóng đại.

c) Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm. d) Nghệ thuật tả thực có trong cả bốn bài.

Gợi ý: Câu trả lời xác đáng nhất là ý c.

3.* Những câu hát châm biếm nói trên có điểm gì giống truyện cời dân gian?

Gợi ý:

- Đều hớng đến châm biếm những hạng ngời đáng chê cời về tính cách, bản chất.

- Đều sử dụng một số hình thức gây cời.

- Đều tạo đợc những tiếng cời sảng khoái cho độc giả.

Đại từ

Một phần của tài liệu Để học tốt ngữ văn 7-1 (Trang 48 - 50)