*Đối với khoản chiết khấu thương mại
Ở Công ty hiện nay, khi phát sinh các khoản chiết khấu thương mại, số tiền chiết khấu mà khách hàng được hưởng được trừ trực tiếp trên hoá đơn GTGT. Nghĩa là số tiền mà kế toán phản ánh là số tiền sau khi đã trừ khoản chiết khấu. Công ty hạch toán như vậy là không hợp lý. Tuy không ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Công ty nhưng lại ảnh hưởng tới việc theo dõi doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu của công ty. Vì vậy theo em, Công ty nên hạch toán riêng các khoản chiết khấu này trên bảng kê chi tiết tài khoản 521 như đối với khoản giảm giá hàng bán.
Khi phát sinh khoản chiết khấu thương mại, kế toán ghi bút toán:
Nợ TK 521: Số chiết khấu cho khách hàng hưởng
Nợ TK 33311: Số thuế GTGT trên số chiết khấu thương mại Có TK 111,112131,.. Tổng số thanh toán
Cuối tháng, kết chuyển để tính doanh thu thuần: Nợ TK 511 Số chiết khấu
Có TK 521 thương mại
Ví dụ: Theo hợp đồng bán hàng 01- HĐBH về việc bán cho công ty Xi măng Bỉm Sơn 1000 bộ trang phục bảo hộ lao động với giá 50.000 đ/bộ. Theo thoả thuận vì mua với số lượng lớn nên Công ty XM Bỉm Sơn được hưởng chiết khấu thương mại bằng 1% trên giá thanh toán.
- Kế toán ghi nhận doanh thu theo bút toán;
Nợ TK 1311- Cty XMBS 55.000.000
Có TK 5111 50.000.000
Có TK 33311 5.000.000
- Kế toán ghi giảm khoản chiết khấu theo bút toán:
Nợ TK 5211 500.000
Nợ TK 33311 50.000
Có TK 1311- Cty XMBS 550.000 - Cuối tháng kết chuyển để tính doanh thu thuần:
Nợ TK 5111 500.000
Có TK 521 500.000
Thay vì việc trừ trực tiếp trên hoá đơn rồi hạch toán trên bảng kê phát kinh TK 5111 số tiền là 49.500.000 đ, kế toán nên hạch toán trên bảng kê phát sinh số tiền doanh thu là 50.000.000 đ. Còn đối với khoản chiết khấu đã tính toán thì nên hạch toán riêng trên bảng kê phát sinh tài khoản 5211- “Chiết khấu thành phẩm” như sau:
Công ty SX&DVXK Nguyễn Hoàng
BẢNG KÊ PHÁT SINH TÀI KHOẢN 5211
Từ ngày 01/03/2007 đến 31/03/2007
Ngày Số chứng từ Nội dung thu chi TK Số tiền Có
(C)
Nợ
(N) Nợ Có
... ... ... ... ...
08/3/07 01HĐBH Chiết khấu thương mại 1311 500.000
... ... ... ... ... ...
Tổng số ...
*Đối với hàng gửi bán đại lý:
Vì hàng gửi bán đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của Công ty nên theo em, khi xuất hàng gửi bán đại lý, kế toán sẽ phản ánh bút toán
Nợ TK 157 Trị giá vốn thực tế Có TK 155 thành phẩm gửi bán
-Cuối mỗi tháng, khi nhận được báo cáo bán hàng đại lý về số hàng gửi bán đã tiêu thụ, kế toán phản ánh bút toán giá vốn như sau:
Nợ TK 6321 Trị giá vốn thực tế được Có TK 157 thành phẩm tiêu thụ
Và bút toán phản ánh doanh thu và hoa hồng cho đại lý hưởng được thực hiện như trên. Sau đó, kế toán cũng lên bảng kê phát sinh tài khoản 157 và sổ cái TK 157 như đối với các tài khoản khác.
3.4.3. Về tổ chức sổ kế toán
Hiện nay Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung cho thuận tiện với việc thực hiện các nghiệp vụ trên máy vi tính. Do đó việc ghi chép khá chính xác, nhanh
chóng và các thông tin được cung cấp kịp thời theo yêu cầu quản lý. Công ty đã mở đầy đủ các loại sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
Tuy nhiên, sổ cái của Công ty lại mở và ghi chép theo hình thức Nhật ký- chứng từ, điều này là không phù hợp với quy định hiện hành.
Vậy Công ty cần nhanh chóng thay đổi mẫu sổ cho thống nhất với hình thức kế toán Nhật ký chung đang áp dụng theo mẫu của Bộ tài chính như sau:
SỔ CÁI
Năm:...
Tên TK:... Số hiệu:...
Ngày tháng
Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung Số hiệu Số tiền Số hiệu Ngày tháng Trang sổ STT dòng Nợ Có A B C D E G H 1 2
-Số dư đầu năm
-Số phát sinh trong tháng
-Cộng số phát sinh tháng -Số dư cuối tháng
-Cộng luỹ kế từ đầu quý
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Năm:....
Ngày tháng
Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái STT dòng Số hiệu Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Nợ Có A B C D E G H 1 2
Số trang trước chuyển sang
Cộng chuyển sang trang sau