ĐẠI CƯƠNG VỀ NGỘ ĐỘC THỨC ĂN

Một phần của tài liệu dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm (Trang 63 - 64)

1. Định nghĩa

Ngộ độc thức ăn (NĐTA) là tình trạng bệnh lý xảy ra do ăn hay uống phải các thức ăn bị ơ nhiễm các chất độc hại đối với sức khoẻ con người.

Ngộ độc thức ăn biểu hiện dưới hai dạng: Ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính.

Ngộ độc cấp tính:

Thường 30 phút đến vài ngày sau khi ăn thức ăn bị ơ nhiễm, cĩ các biểu hiện rối loạn tiêu hố kèm các dấu hiệu ngộ độc như đau đầu, hoa mắt, chĩng mặt...

Nguyên nhân thường do ăn phải thức ăn bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh hay các hố chất với số lượng lớn.

Ngộ độc mãn tính:

Thường khơng cĩ dấu hiệu rõ ràng sau khi ăn phải thức ăn bị ơ nhiễm, nhưng chất độc cĩ trong thức ăn sẽ tích luỹ ở những bộ phận trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hố, rối loạn hấp thu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi kéo dài hay các bệnh mãn tính khác. Cũng cĩ khi chất độc gây biến đổi các tế bào và gây ung thư.

Ngộ độc mãn tính thường do ăn phải các thức ăn bị ơ nhiễm các chất hố học liên tục trong thời gian dài.

2. Tình hình ngộ độc thức ăn

Ngộ độc thức ăn phổ biến trong mọi thời kỳ phát triển của xã hội lồi người. Với sự tiến bộ của khoa học, ngày nay, người ta đã xác định được nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thức ăn. Mặc dù cho đến nay đã cĩ khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong cơng tác bảo vệ và an tồn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), cũng như các biện pháp quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh thực phẩm, nhưng các bệnh do chất lượng vệ sinh thực phẩm và thức ăn kém vẫn chiếm tỷ lệ khá cao ở nhiều nước: Ở Mỹ cĩ 12,6 triệu người bị ngộ độc thức ăn trong năm tức là cứ 18 người cĩ 1 người mắc. Ở Canada trên 2 triệu người bị ngộ độc trong năm tức là cứ 11 người cĩ 1 người mắc. Mỗi năm ở Nhật vẫn cĩ hàng chục nghìn người bị ngộ độc thức ăn; ví dụ năm 1997 cĩ 1960 vụ với 39989 người mắc, 8 người chết. Ở Úc: mỗi năm đất nước cĩ 19 triệu dân này cĩ 4,2 triệu ca ngộ độc thức ăn cấp tính gây tổn thất cho nền kinh tế quốc gia 2,6 tỷ đơla Úc (AUD), nếu tính theo mỗi ngày thì tại nước này xảy ra 11500 ca, tức là gấp đơi số ca ngộ độc thức ăn cả năm được thống kê tại Việt nam (trung bình 7000 ca / năm).

Ở Việt Nam, tình hình VSATTP đang ở mức báo động. Trong những năm gần đây khi nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường, các loại thực phẩm chế biến sẵn ngày càng nhiều đặc biệt là dịch vụ thức ăn đường phố, cơng tác VSATTP chưa được quan tâm thoả đáng, nhiều vụ ngộ độc thức ăn xảy ra: bếp ăn tập thể xí nghiệp tỉnh Đồng Nai với 621 người bị ngộ

độc, xí nghiệp tỉnh Bình Dương với trên 1000 người mắc. Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Y tế từ1999 đến 2004 cả nước cĩ 1386 vụ ngộ độc thức ăn trong đĩ cĩ tới 1056 vụ ngộ độc do thức ăn đường phố và bếp ăn tập thể gây ra

Thừa Thiên - Huế, năm 2000 cĩ 104 trường hợp với 2 tử vong, nguyên nhân chủ yếu do ăn cá nĩc độc và nấm độc. Năm 2001 cĩ 189 người mắc với 1 tử vong; nguyên nhân chủ yếu do vi sinh vật. Năm 2002 cĩ 136 trường hợp, khơng cĩ tử vong; nguyên nhân chủ yếu là do vi sinh vật và 2 tháng đầu năm 2003 cĩ 6 mắc với 1 tử vong do ăn cá nĩc tươi.

Tự các con số đã nĩi lên tầm quan trọng và sự cần thiết của cơng tác vệ sinh phịng bệnh. Vì vậy, vấn đề bảo vệ thực phẩm và ATVSTP đề phịng ngộ độc thức ăn cĩ ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong chương trình phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ mơi trường sống của các nước đã và đang phát triển.

Tổ chức Y tế thế giới đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường cơng tác tuyên truyền giáo dục vệ sinh thực phẩm, chấp hành luật vệ sinh ăn uống trong nhân dân trên tồn cầu.

3. Phân loại

Nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn rất đa dạng và biểu hiện cũng rất phức tạp. Hiện nay, ngộ độc thức ăn được chia làm 4 loại dựa vào nguyên nhân gây bệnh:

- Ngộ độc do thức ăn bị nhiễm vi khuẩn và độc tố của nĩ, do virut, ký sinh trùng. - Ngộ độc do thức ăn bị biến chất, thức ăn ơi thiu.

- Ngộ độc do bản thân thức ăn cĩ sẵn chất độc.

- Ngộ độc do ơ nhiễm bởi các chất độc hĩa học, hố chất bảo vệ thực vật, các chất phụ gia thực phẩm.

Một phần của tài liệu dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm (Trang 63 - 64)