Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp Nhà nước, Thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 37)

III. Thực trạng đầu tư phát triển trong doanh nghiệp Nhà nước 1 Hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong doanh nghiệp nhà nước

3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhà nước

Sự thành công hay thất bại của DNNN do nhiều yếu tố tạo nên, có cả khách quan và chủ quan. Trong số đó có nguyên nhân cơ bản là về nguồn nhân lực. Theo số liệu thống kê giai đoạn 2001-2005, số lao động trong DNNN có xu hướng giảm đi sau 5 năm, nhưng không nhiều, tỉ lệ giảm đi sau 5 năm là 2,3% và bình quân giảm 0,3% /năm.

2001 2002 2003 2004 2005 Số DNNN 5355 5363 4845 4596 4086 Số lao động DNNN (người) 2.114.324 2.259.85 8 2.264.942 2.249.902 2.040.859

Nguồn: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Bên cạnh đó, số vốn tính trên lao động của DNNN có sự tăng lên mạnh mẽ. Điều đó đồng nghĩa với điều kiện làm việc cũng như trình độ của cán bộ và công nhân viên trong hệ thống DNNN đã được cải thiện phần nào, đời sống của họ cũng được nâng lên ít nhiều. Song, điều đáng nói là hoạt động đầu tư cho nguồn nhân lực của khu vực DNNN chưa thể sánh được khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài, kéo theo đó là sự giảm khả năng cạnh tranh với của các DNNN với các khu vực DN khác do không thu hút được nhân tài vào làm việc.

Như vậy, chúng ta thấy rằng giai đoạn năm 2001 - 2005 hoạt đông đầu tư phát triển cho nguồn nhân lực có tăng nhưng vẫn còn rất nhiều điều hạn chế, dẫn đến việc chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng kịp với xu thế phát triển hiện nay của đất nước.

Tuy nhiên, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề ở nước ta hiện đang ở mức thấp, chiếm khoảng 20%. Trong khi đó, các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao như tin học, tự động hóa, cơ điện tử, chế biến xuất khẩu... đều đòi hỏi lao động qua đào tạo nghề là trên 70%, trong đó trên 35% cần có trình độ trung cấp trở lên. Đạt được mức này thì các doanh nghiệp mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Hiện cả nước có gần 600 trường và trung tâm dạy nghề. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển nhưng số lượng trường và trung tâm dạy nghề vẫn còn ít, quy mô đào tạo nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế đặt ra.

Mặt khác, điều kiện đãi ngộ của các DNNN vẫn chưa thoả đáng không đảm bảo cho người lao động phát huy hết khả năng của mình. Vấn đề này mặc dù đã nói nhiều, sửa nhiều song bệnh không chú ý đãi ngộ thoả đáng cho người lao động vẫn là bệnh trầm kha, khó có thể giải quyết nổi.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp Nhà nước, Thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 37)