Tình hình các doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2001-

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp Nhà nước, Thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 32)

So với tất cả các giai đoạn trước đây, có thể khẳng định giai đoạn từ 2001- 2005 là giai đoạn đánh dấu sự thay đổi rõ nét nhất các DNNN và hoạt động của chúng. Trong giai đoạn này, DNNN đã được đổi mới theo các hướng chủ yếu sau:

1. Giảm doanh nghiệp Nhà nước 100% vốn Nhà nước

2. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước- con đường dài phía trước

2.1) Tốc độ cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước(CPH DNNN)Bảng 1: Số lượng các DNNN đã Cổ phần hoá Bảng 1: Số lượng các DNNN đã Cổ phần hoá Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Số lượng 254 212 140 198 481 830 724 Cộng dồn 370 582 722 920 1.401 2.231 2.955 Kế hoạch Số lượng 400 450 500 600 700 767 338 Cộng dồn 565 1.015 1.515 2.115 2.815 3.582 3.920 Thực hiện kế hoạch về số lượng 65,49 57,34 48,25 43,55 49,7 62,3 75,38

Nguồn: ThS Phạm Tuấn Anh: CPHDNNN giai đoạn 2001-2005,tạp chí Con số và Sự kiện số 1+2/2006 và các bài có liên quan

2.2) Mô hình công ty cổ phần nhà nước – “bình mới, rượu cũ”

Cơ chế hoạt động của mô hình CTCPNN còn chưa thống nhất và bất cập. Một số DNNN sau khi CPH có tình trạng hiểu sai và làm sai mô hình CTCP, nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động “y như trước”, mô hình tổ chức, tư duy, công nghệ, quản lý và triết lý kinh doanh dập theo bài bản của DNNN.

Khi chuyển sang CTCPNN nhiều cán bộ vẫn còn dè dặt trong cung cách kinh doanh, nhiều cán bộ không đáp ứng được yêu cầu trong môi trường kinh doanh mới theo luật mới quy định.

3. Từ sắp xếp lại các Tổng công ty đến hình thành các tập đoàn kinh doanh doanh

3.1. Sắp xếp lại các Tổng công ty – hai cách đánh giá trái ngược

Đến nay đang tồn tại cả hai đánh giá rất khác biệt về mô hình TCTNN. Thứ nhất: các đánh giá khả quan. Nhiều tổng giám đốc các TCTNN - những người trực tiếp điều hành hoạt động của các TCTNN cho rằng TCTNN đã:

Thể hiện vai trò nòng cốt, chủ lực, xương sống của nền kinh tế biểu hiện ở việc huy động năng lực sản xuất cao, cung cấp các sản phẩm trọng yếu để xuất khẩu và phục vụ nền kinh tế, không để xảy ra sốt hàng, sốt giá hoặc ứ đọng sản phẩm. Là đầu mối xuất khẩu chính, thu về nguồn ngoại tệ lớn góp phần cân đối ngoại tệ và duy trì sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Có nhiều biện pháp bảo toàn và phát triển vốn. Từng đơn vị đã có vốn để dầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất. Hỗ trợ chi viện có hiệu quả doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Thứ hai: các đánh giá của những người bên ngoài TCTNN đều là đánh giá không mấy khả quan.

Các kết quả đạt được còn khá khiêm tốn so với mục tiêu đề ra khi thành lập TCTNN. Không thực hiện được mục tiêu từng bước xoá bỏ chế độ bộ và cấp hành chính chủ quan và sự phân biệt doanh nghiệp trung ương và địa phương. Năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của các TCTNN

còn thấp. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị thành viên ở không ít TCTNN còn rời rạc, chưa tạo lập được thực thể kinh tế thống nhất bằng cơ chế, tổ chức và điều hành. Một số tổng công ty chưa thực hiên tốt vai trò của mình trong bảo đảm cân đối kịp thời nhu cầu của một số mặt hàng thiết yếu trong sản xuất và đời sống; Chưa làm tốt chức năng thị trường, không đủ thực lực làm công cụ điều hành cũng như đầu tư hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thành viên. Các TCTNN được thành lập khá dàn trải, chưa tập trung vào các ngành, lĩnh vực then chốt. Tiêu chí thành lập TCTNN không được tôn trọng. Ngành nào, lĩnh vực nào cũng cố thành lập cho được chí ít 1 tỏng công ty. Quy mô vốn nhỏ: Bình quân 3.900 tỷ/1 tổng công ty, 5/17 tổng công ty có mức vốn dưới 1.000 tỷ.

3.2. Hình thành mô hình các tập đoàn kinh doanh ở nước ta

Đến cuối giai đoạn 2001-2005, Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ chúng ta đã chuyển đổi 47 TCTNN độc lập có quy mô lớn sang hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh doanh với kiểu tổ chức công ty mẹ - công ty con. Ví mô hình này còn đang trong giai đoạn thử nghiệm nên chưa có đánh giá cụ thể.

4. Giao, bán, khoán và cho thuê DNNN

Đến tận năm 1999 Chính phủ mới ban hành nghị định về giao, bán, khoán, cho thuê DNNN số 103/199/CĐ-CP đến nay cũng chỉ có 359 DNNN được giao, bán, khoán và cho thuê.

Những hạn chế trong những năm gần đây trong các doanh nghiệp Nhà nước:

- Chất lượng của một số dự án quy hoạch chưa cao, chưa có tầm nhìn xa, quy hoạch chưa phù hợp với cơ chế thị trường, chưa theo kịp với quá trình thay đổi của các yếu tố khách quan. Các dự báo tác động của yếu tố bên ngoài như thị trường thế giới, tiến bộ công nghệ, sự cạnh tranh của các quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm… nên tính định hướng cho doanh nghiệp còn hạn chế. Tính cục bộ, xu hướng khép kín trong quy hoạch đã gây nên sự lãng phí các nguồn lực do sự phát triển chồng chéo dư thừa công suất… hoặc tạo ra độc quyền trong ngành,

sử dụng quy hoạch để cản trở thành phần kinh tế khác tham gia. Quy hoạch thường xuyên chưa được cập nhập, bổ xung và điều chỉnh kịp thời, do đó có một số quy hoạch tỏ ra lạc hậu với tình hình thực tế, không đáp ứng nhu cầu, không đủ căn cứ để xây dựng kế hoạch.

- Tình trạng đầu tư dàn trải chưa được khắc phục có hiêu quả. Trong những năm qua mặc dù đã có nhưng tiến bộ nêu trên nhưng tình trạng trong bố trí kế hoạch đầu tư bằng nguồn ngân sách các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố vẫn chưa được khắc phục triệt để. Tình trạng này được tích tụ từ nhiều năm trước đây, gây lãng phí lớn dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Một số bộ ngành địa phương vẫn chưa chấp hành đúng quy định về quản lý đầu tư và xây dưng, bố trí vốn cho một số công trình, dự án chưa đủ thủ tục về đầu tư.

- Tình hình thất thoát lãng phí còn lớn dẫn đến hậu quả đầu tư chưa cao đang là vấn đề bức xúc. Qua các kết quả kiểm tra như trên ta thấy việc quản lý vốn, đặc biệt là nguồn vốn ngân sách, còn rất yếu kém, thiếu sót dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả.

- Hiệu quả sủ dụng vốn đầu tư chưa cao nhất là vốn ngân sách nhà nước. Cơ cấu đầu tư còn nhiều điểm chưa hợp lý

- Việc giải ngân chậm, nhất là các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, công trái giáo dục đã làm chậm đưa các công trình đi vào sử dụng. Mới chỉ chú ý đến đầu tư nhằm phát triển năng lực sản xuất mà chưa chú ý đến đầu ra sản xuất, công nghệ sử dụng, cơ sở hạ tầng…dẫn đến sản phẩm chất lượng còn thấp, khả năng cạnh tranh chưa cao.

- Sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển, vốn nhà nước kém hiệu quả, cơ chế quản lý không chặt chẽ dẫn đến tình trạng nợ nần, kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước.

- Tình hình nợ khối lượng các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành do chưa có vốn thanh toán diễn ra ở một số bộ, địa phương đang là vấn đề bức xúc.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp Nhà nước, Thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w