Các vấn đề cơ bản về doanh nghiệp Nhà nước 1 Đặc điểm của DNNN trong nền kinh tế thị thường.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp Nhà nước, Thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 28)

1. Đặc điểm của DNNN trong nền kinh tế thị thường.

DNNN là các cơ sở kinh doanh do nhà nước sở hữư hoàn toàn hoặc một phần. Quyền sở hữu thuộc về nhà nước là dặc trưng cơ bản nhất, phân biệt DNNN với các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân. Đặc trưng này quy định sự kiểm soát của chính phủ bao gồm quyền chủ đạo và quyền can thiệp vào hoạt động kinh doanh. Do vậy, người quản lý DNNN không có quyền linh hoạt đối phó với những điều kiện thay đổi của thị trướng so vơi doanh nghiệp tư nhân. Cụ thể: Bị chính phủ yêu cầu phải mua hàng hoá sản xuất trong nước, do vậy làm tăng chí phí đầu vào, do công viên chức trong nhà nước nhân số, luôn ổn định cố định nên khó có khả năng thay thế đầu vào về nguồn lao động của mình cho phù hợp với hoàn cảnh bên ngoài.

Mặt khác do quyền sở hữu thuộc về nhà nước, là tổ chức không rõ ràng của nhiệm vụ được giao cho các DNNN, trong khi các công ty của khu vực tư nhân lấy lợi nhuận làm mục đích bao trùm thì các DNNN phải hướng vào các mục tiêu khác.

Có thể là các DNNN buộc phải thoả mãn yêu cầu tiêu dùng trong nước với giá ưu đãi, phải đáp ứng các tiêu chuẩn dịch vụ nào đó ở bất kỳ đâu do nhà nước yêu cầu, cũng có thể bị yêu cầu chỉ được vay vốn từ một số định chế cho vay nào đó hoặc từ những nguồn cho vay trong nước nào đó. Do đó cũng có thể phải đầu tư phù hợp với kế hoạch quốc gia hoặc phải hy sinh lợi nhuận để thực hiện những mục tiêu xã hội.

Bên cạnh đó, sự kiểm soát lỏng lẻo trong khu vực DNNN do sở hữu nhà nước (đôi lúc mang nghĩa vô chủ), vì thế mỗi công nhân, người lao động thường không có mối liên hệ lợi ích đối với DNNN, vì không thấy sự ảnh hưởng nhiều vì thế không có cá nhân nào thấy cần phải có sự giám sát, điều hành, quản lý.

2. Sự cần thiết của DNNN trong nền kinh tế thị trường

Theo sự phân tích trên, DNNN gần như hoạt động kém hiệu quả so với hoạt động của doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường. Tuy vậy, nó vẫn tồn tại và vận động, phát triển trong nền kinh tế.

Ngoài lý do tạo cho chính phủ “một quả đấm mạnh” để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội to lớn trong những giai đoạn đặc biệt như cạnh tranh, khủng hoảng kinh tế…sự tồn tại và phát triển các DNNN chủ yếu còn do các mục tiêu phi thương mại của chính phủ nhằm điều tiết đời sống kinh tế xã hội. Đó là mục tiêu ngăn chặn ngăn chặn độc quyền của khu vực tư nhân trong một ngành công nghiệp nào đó có khả năng gây thiêt hại chung cho xã hội. Đó là mục tiêu phân phối lại thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm và cung cấp hàng hoá cho những thiệt hại kinh tế.

Sản xuất những hàng hoá và dịch vụ mà sản phẩm của chúng được tiêu dùng mang tính xã hội không thương mại hoá như giao thông đường thuỷ, những công trình kiến trúc mang tính lịch sử, bảo vệ phong cảnh thiên nhiên… Những sản phẩm náy được coi là thuộc về cộng đồng, chính phủ phải chi phí đảm bảo giao thông đường thuỷ, bảo tồn các di tích lịch sử và phong canh thiên nhiên, khu vực tư nhân không thể cung cấp vì nó không có quyền sở hữu chúng, vì vậy DNNN phải đảm nhiệm.

Chính phủ phải luôn có trách nhiệm trước những ngành thuộc kết cấu hạ tầng, tạo cơ sở cho sự phát triển toàn bộ nền kinh tế trong đó có khu vực tư nhân, sản xuất những hàng hoá này đòi hỏi cũng lớn, vốn thu hồi chậm nên không hấp dân cư, các khu vực tư nhân. Chính vì phái đảm nhận việc cung cấp những loại hàng hoá này nên thu nhập tài chính của DNNN thường được đánh giá thấp hơn thu nhập thực tế, vì không tính đến những lợi ích bên ngoài doanh nghiệp.

3. Cơ chế kích thích các DNNN

- Trong các doanh nghiệp tư nhân với mục tiêu ưư tiên là lợi nhuận dài hạn thì việc tìm ra được cơ chế kích thích không khó bằng trong DNNN. Lợi nhuận cao thường gắn với lợi ích, thành tích mà cán bộ quản lý, công nhân được hưởng. Bởi vậy do cạnh tranh khốc liệt và quyền lợi được hưởng trực tiêp do lợi nhuận đem lại khiến cho doanh nghiệp tư nhân coi đó là cơ chế kích thich trực thiếp và có hiệu quả. Song, đối với DNNN thì cơ chế kích thích đấy đôi khi không rõ ràng so với doanh nghiệp tư nhân. Bởi do, ngoài mục tiêu lợi nhuận thì những mục tiêu phi thương mại, mục tiêu xã hội. Mặt khác, cơ chể canh tranh giữa các DNNN không khốc liệt như giữa khu vực tư nhân. Do đó hạn chế tính sáng tạo trách nhiệm của các nhà quản lý, làm cho họ ỉ lại, thụ động, kém năng lực quản lý.

Bên cạnh đó do quyền sở hữu trong doanh nghiệp nằm trong tay họ (họ chỉ nắm quyền quản lý mà thôi) cho nên việc làm giàu cho bản thân các nhà quản lý không hấp dẫn so với tham vọng chính trị của họ. Do đó cơ chế kích thích của DNNN còn hạn chế rất nhiều.

4. Chế độ trách nhiệm

Chế độ trách nhiệm của DNNN ít nhất gồm ba khâu:

Thứ nhất: Sự phân quyền và trách nhiệm giữa các ngành của chính phủ có thẩm quyền đối với DNNN (sự phân quyền).

Thứ hai: Đó là hệ thống thông tin trong hệ thống tồn tại mỗi thành viên phải có trách nhiệm báo cáo một cách độc lập và thích hợp, chính xác.

Hệ thống trách nhiệm bao gồm 3 loại thành phần:

- Ban quản trị của DNNN- những người chuyên điều hành hoạt động của doanh nghiệp - là những người am hiểu những vấn đề và những yêu cầu của sự điều hành trong khu vực riêng của họ.

- Là chính phủ - quyết định các mục tiêu dài hạn và mục tiêu phi thương mại.

Thứ 3: là quốc hội-đại diện cho quyền lợi của công nhân quyết định tối hậu về ngân sách và chi ngân sách.

Do vây, 3 hệ thống này hoạt động theo đúng quyền hạn, trách nhiệm của nó, tránh sự hoạt động quá quyền hạn và bộ phận của nó. Hoạt động do quyền hạn chồng chéo đẫn đến sự rối loạn trong điều hành.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp Nhà nước, Thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 28)