Đầu tư vào nghiên cứu triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp Nhà nước, Thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 38)

III. Thực trạng đầu tư phát triển trong doanh nghiệp Nhà nước 1 Hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong doanh nghiệp nhà nước

4. Đầu tư vào nghiên cứu triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ.

Giai đoạn những năm gần đây từ 2001 – 2005, bản thân các DNNN đã có sự hiểu biết hơn về tầm quan trọng cho hoạt động đầu tư vào lính vực KHCN. Điều đó đã dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong việc tăng năng suất lao động ở các DNNN.

Dựa vào biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy năng suất lao động của khu vực DNNN có tăng nhưng còn chưa bằng được các khu vực khác, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài FDI. Điều đó sẽ gây trở ngại rất lớn cho các DNNN trong việc cạnh tranh với các khu vực khác. Một phần là do trình độ của cán bộ công nhân viên còn thấp, phần còn lại là do sự chậm chạp trong khâu đổi mới công nghệ hay có đổi mới nhưng chưa đi đúng hướng chưa đem lại hiệu quả như mong đợi.

Trong số DN hiện nay, hoạt động đầu tư vào nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ tập trung chủ yếu ở các tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp. Tuy nhiên có rát ít tổng công ty đầu tư cho nghiên cứu KHCN vượt quá 0.25% tổng doanh thu trong khi đó ở các nước khác tỷ lệ này thường là 5-6%. Đồng thời đội ngũ cán bộ thực hiện nghiên cứu KHCN chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng.

Trong tổng số 7.580 DN sản xuất công nghiệp được điều tra, chỉ có 293 DN có đầu tư cho nghiên cứu khoa học (NCKH) và đổi mới công nghệ (ĐMCN) trong số này có 107 DN nhà nước, 64 DN ngoài quốc doanh và 14 DN đầu tư

nước ngoài. Như vậy số DN có đầu tư cho NCKH chỉ chiếm tỷ lệ 2,44% tổng số doanh nghiệp công nghiệp trong cả nước.

Số lượng doanh nghiệp đầu tư KHCN qua các kỳ điều tra

2000 2002 2004 DN Tỷ trọng (%) DN Tỷ trọng (%) DN Tỷ trọng (%) Chung 372 7,53 444 6,14 293 3,86 DNNN 250 16,74 224 16,36 181 14,75 Ngoài quốc doanh 85 3,31 156 3,43 80 1,79 ĐTNN 37 4,21 64 4,87 32 1,69

Như vậy có thể thấy tỷ trọng đầu tư của DNNN vào KHCN luôn cao hơn so với hai khu vực còn lại. Bởi lẽ đó, DNNN hay cụ thể hơn là các tổng công ty nhà nước sẽ giữ vai trò vô cùng quan trọng, là đội ngũ tiên phong đi đầu trong việc thúc đẩy và áp dụng KHCN vào mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp Nhà nước, Thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 38)