Thực trạng đầu tư tài sản vốn vật chất

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp Nhà nước, Thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 35)

III. Thực trạng đầu tư phát triển trong doanh nghiệp Nhà nước 1 Hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong doanh nghiệp nhà nước

2.Thực trạng đầu tư tài sản vốn vật chất

Giai đoạn từ thập kỷ 80 trở lại đây đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách đầu tư vào tài sản vốn vật chất. Theo đó, nhà nước chỉ quản lý ở tầm vĩ mô, tạo cơ chế huy động và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, thực hiên chiến lược mở cửa, hội nhập kinh tế. Tuy nhiên thực tế là trong

giai đoạn này, đầu tư của nhà nước vào khu vực kinh tế quốc doanh vẫn tiếp tục giữ tỷ trọng cao và tăng lên khá nhiều so với các thành phần kinh tế khác, mặc dù xu hướng đóng góp của khu vực này cho GDP lại đang có xu hướng giảm đi, điều đó được thể hiên dưới bảng sau:

Cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế và tỷ trọng của từng khu vực trong GDP

Như vậy, nhìn chung để đóng góp vào GDP, khu vực kinh tế nhà nước ngày càng cần mức đầu tư cao hơn. Điều đó được lý giải bới nhiều nguyên nhân:

Trước hết là trong cơ cấu đầu tư có sự mất cân đối thể hiện trong hai chương trình đầu tư quốc gia giai đoạn 1996-2000, 2001-2005.

Thứ hai là tình trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng diễn ra khá phổ biến, gây ra thiệt hại to lớn cho nhà nước, bức xúc cho toàn xã hội.

Năm 2002 2003 2004 2005

Số dự án được thanh tra 17 14 19 31

Tổng đầu tư 9385 8.193 16.65 17.3

Tổng mức vốn được thanh tra (tỷ

đồng) 6.407 6.45 11.647 12.622

Thầt thoát và lãng phí (Tỷ đồng) 817 1.235 2.135 2070

tỷ lệ TTLP (%) 13,6 19,1 18,33 16,4

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:

 Thứ nhất: do cơ chế chính sách liên quan đến đầu tư còn chưa dầy đủ, thiếu sự đồng bộ.

 Thứ hai: chưa phân định rõ quyền lợi và trách nhiệm của từng người.

 Thứ ba: công tác kiểm tra giám sát các công trình không chặt chẽ. Đặc biệt là đối với các công trình sử dụng NSNN.

Cơ cấu đầu tư (%) Cơ cấu GDP (%)

Năm 1995 2000 2003 1995 2000 2003

Khu vực nhà nước 42,0 57,5 56,5 40,2 38,5 38,3

Khu vực ngoài quốc doanh 27,6 23,8 26,7 53,5 48,2 47,8 Khu vực có vốn đầu tư

nước ngoài

 Thứ tư: Do phẩm chất năng lực của các nhà đầu tư và các nhà quản lý còn yếu kém.tư tưởng trục lợi cho bản thân ,coi thường pháp luật.

 Thứ năm: Cơ cấu đầu tư không hợp lý, đầu tư dàn trải không theo quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

 Thứ sáu: Các văn bản pháp luật chậm sửa đổi bổ sung, thiếu tính chặt chẽ, không đồng bộ như chính sách giải phóng mặt bằng, luật đấu thấu…

Thứ ba là vấn đề nợ xây dựng cơ bản, một bài toán chưa có lời giải.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp Nhà nước, Thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 35)