Đối với bản thân Doanh nghiệp Nhà nước

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp Nhà nước, Thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 45)

IV. Đánh giá ưu, nhược điểm của hoạt động đầu tư phát triển trong Doanh nghiệp Nhà nước

1. Đối với bản thân Doanh nghiệp Nhà nước

Tiêp tục chuyển đổi sở hữu, tái cơ cấu bằng nhiều biện pháp: cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê hoặc giải thể. Cần xác định phạm vi và tiêu chí cụ thể các DNNN 100% vốn nhà nước, Nhà nước chiếm cổ phần chi phối.

- Xây dựng các liên kết kinh tế, kỹ thuật giữa các DNNN với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm phát huy sức mạnh, khai thác lợi thế, khắc phục yếu kém trong hội nhập kinh tế quốc tế.

- Trong điều kiện hội nhập kinh tế DNNN phải chủ động tìm hiểu , xác định những lợi thế và thách thức đối với mình đề ra những kế hoạch phát triển cho riêng mình để có thể tự tồn tại và phát triển được.

- Xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm, thương hiệu… từng bước nâng cao năng lực quản trị trong các DNNN. Bên cạnh đó, các DNNN cũng cần đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến.

- Cần có bước chỉnh trang DNNN theo hướng DN hiện đại trong thời đại ngày nay tăng tốc độ chứ không chỉ là tăng qui mô, tăng hàm lượng chất xám chứ không chỉ là tăng kinh nghiệm, tăng nguyên liệu.

- Nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm đi đôi với cắt giảm chi phí nhằm hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm bằng nhiều biện pháp là một trong những yếu tố “quyết định” khả năng cạnh tranh của mỗi DNNN.

- Xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế mạnh, làm “trụ cột” và tạo thế chủ động trong hội nhập.

- Đổi mới tổ chức quản lý, áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến, tăng cường kỹ năng kinh doanh hiện đại, khả năng tiếp cận và phát triển thị trường, khả năng bán hàng …

- Tăng cường nhận thức của người chủ, người lao động cũng như người quản lý về cổ phần hóa và cơ chế hoạt động, cũng như những kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, đảm bảo hệ thống thông tin trong nội bộ doanh nghiệp, để

từ đó tổ chức và quản lý đúng đắn hoạt động của công ty sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường, tổ chức tốt hệ thống thông tin thị trường, lựa chọn cơ cấu sản phẩm và chiến lược sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường. Tăng cường và nâng cao chất lượng của công tác quảng cáo tiếp thị, xây dựng, thương hiệu, nhãn mác sản phẩm.

- Từng bước đổi mới trang bị kỹ thuật và công nghệ có tính đến quy mô của doanh nghiệp, để nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm đáp ứng các yếu cầu hội nhập của nền kinh tế.

- Tham gia thị trường chứng khoán, tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút vốn và cũng tạo áp lực, buộc các nhà quản lý và người lao động phải phấn đấu nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần.

- Thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ những người lao động và quản lý, có chính sách phân phối lợi ích hợp lý đối với các thành phần bên trong công ty cổ phần, qua đó tạo động lực cho họ quan tâm đến hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần.

Để làm được điều này cần có lộ trình đào tạo, thu hút, sử dụng nhân tài trong kinh doanh. Đội ngũ cán bộ quản lý, kinh doanh trong các DNNN, các tập đoàn kinh tế phải thực sự nhà nghề, vừa đảm bảo yêu cầu đạo đức, văn hoá truyền thống của con người ở đơn vị mà còn biết chăm lo lợi ích cộng đồng

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp Nhà nước, Thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 45)