1625 – DE ở giàn tự nâng Cửu Long và D2000E ở giàn tự nâng Tam Đảo
4.4.2 Rửa chi tiết đã tháo
Khi đưa trục nâng vào xưởng để sửa chữa, trước tiên phải làm sạch bề ngoài. Dùng dao cạo sạch đất, dầu mỡ và chất bẩn bên ngoài trục nâng, dùng giẻ và dầu hỏa để làm sạch các vị trí bị dầu mỡ bám kết, sau đó dùng khí nén áp lực để thổi sạch bụi bẩn.
Các chi tiết bị gỉ nhiều cần gõ cho bong các lớp gỉ bên ngoài như: tang tời, đĩa tang… sau đó thổi sạch bằng khí nén. Các chi tiết có đất hay mỡ kẹt khô cần phải dùng dao để cạo sạch hay bàn chải thép mà chà sạch, sau đó rửa bằng dầu và thổi khô bằng khí nén.
Các chi tiết có nhiều dầu mỡ phải làm sạch sơ bộ để lấy đi phần lớn dầu mỡ rồi mới tiến hành rửa bằng dầu, hoặc nước rửa.
Các chi tiết bị gỉ như vòng bi thì không được rửa bằng nước rửa.
4.4.3 Kiểm tra
Việc kiểm tra phân loại chi tiết nhằm đánh giá mức độ mòn hỏng và khả năng làm việc còn lại của chi tiết để có biện pháp sử lý: còn dùng được, phải sửa chữa hay loại bỏ. Muốn đánh giá đúng tình trạng của chi tiết phải nắm vững được các thông số hình học và yêu cầu kỹ thuật của chi tiết đó, phải có dụng cụ đo chính xác chuyên dùng như thước cặp, panme, calíp nút, đồng hồ.
Trục còn dùng được: là trục chưa mòn hay có độ mòn rất nhỏ, độ mòn của nó nằm trong giới hạn cho phép, không ảnh hưởng đến yêu cầu kỹ thuật của mối ghép và tình trạng làm việc của trục. Trục phải được cất giữ cẩn thận bảo
trí mòn hỏng của trục.