Nguyên lý làm việc

Một phần của tài liệu Tổ hợp tời khoan DRECO D2000E sử dụng trong XNLDDK Vietsovpetro (Trang 29 - 33)

1625 – DE ở giàn tự nâng Cửu Long và D2000E ở giàn tự nâng Tam Đảo

3.1.2 Nguyên lý làm việc

Tời khoan làm việc theo nguyên lý chuyển động quay của tời (do động cơ điện hay động cơ diezen truyền ra) thông qua hệ thống các ròng rọc động, ròng rọc tĩnh và sẽ chuyển động tịnh tiến lên xuống theo đường thẳng đứng của móc để thực hiện chức năng của tời khoan là kéo thả bộ dụng cụ trong suốt quá trình khoan, phục vụ công tác lắp đặt, xây lắp các thiết bị khác được bố trí trên giàn khoan, kéo thả ống chống trong quá trình thực hiện thi công lắp đặt ống chống và trám xi măng, kéo thả các bộ dụng cụ đáy giếng và lòng giếng.

Trước khi vận hành bộ tời phải căn cứ vào cột cần khoan hoặc ống chống để lựa chọn chế độ điện cho động cơ, và lựa chọn tốc độ nâng của tang tời chính, lựa chọn đầu tời phụ ở chế độ tháo cần hay siết cần để chọn chuyển động điện.

Sau khi chọn xong các chế độ trên, người kíp trưởng bật công tắc khởi động để hai động cơ điện làm việc. Động cơ điện truyền chuyển động qua khớp nối răng (z = 28, z = 45 ) và (z = 28, z = 66) làm quay trục trung gian và quay hai đĩa răng xích ở hai đầu trục, như vậy trên trục trung gian có 2 cấp tốc độ. Từ hai đĩa xích này, truyền chuyển động qua bộ truyền xích (z = 29, z = 38 ) và (z = 19 và z = 77 ) làm quay đĩa tốc độ nhanh (z = 38), đĩa tốc độ chậm (z = 77). Mỗi cấp tốc độ trên trục trung gian sẽ có 2 cấp tốc độ trên trục nâng. Do vậy trên trục nâng sẽ có 4 cấp tốc độ

Khi đó nếu chọn chế độ làm việc của tời ở tốc độ nhanh (thả cần, kéo các vật nhẹ…) thì đĩa xích tốc độ nhanh sẽ làm quay côn nhanh để truyền chuyển động quay đến trục tời.

Nếu chọn chế độ làm việc của tời ở tốc độ chậm ( kéo cần và các vật nặng…) thì đĩa xích tốc độ chậm sẽ làm quay côn chậm để truyền chuyển động quay đến trục tời.

Tời khoan muốn làm việc phải thông qua hệ thống ròng rọc động và ròng rọc tĩnh, như vậy đòi hỏi tháp phải có sự ổn định vững chắc để đóng vai trò như là ổ tựa cho hệ thống tời khoan làm việc.

Tời khoan phải tạo được mômen thắng được trọng lượng bản thân của tời. Cơ cấu dẫn động của tang tời tạo được mô men hãm lớn để thắng được mômen quán tính của các phần quay vì thế khi khởi động thì mômen và công suất của tời đạt giá trị cực đại.

3.2 Cấu tạo

Vỏ của bộ tời D2000E được chế tạo từ tấm thép dày, cường độ cao tạo nên cấu trúc vững chắc, kín dầu và chịu được thời tiết, bảo vệ cho bộ xích truyền động. Bên trong vỏ thép dày làm chỗ đặt được ổ bi tựa cho trục tời. Vỏ của bộ tời khoan phải được lắp ráp thật cẩn thận và chính xác để đảm bảo độ đồng tâm và đồng trục cho các chi tiết bên trong.

Tời D2000E được thiết kế nguyên khối đảm bảo tính gọn nhẹ trong việc di chuyển theo giàn, có cửa mở rộng rãi, không gian bên trong thoáng để đảm bảo cho việc tháo lắp dễ dàng. Có các nắp để kiểm tra bộ côn ly hợp, mức dầu bôi trơn. Ngoài ra hệ thống ống dẫn nhớt, nước cũng được thiết kế bộ bảo vệ để tránh trường hợp hư hỏng. 3.2.2 Trục tang tời 1. Ly hợp bánh hơi 8. Chốt bu lông 2. Bu lông 9. Ổ bi cầu 2. Ống dẫn ly hợp 10. Trụ đỡ 4. Gờ chặn cáp 11. Đĩa xích 5. Tang tời 12. Chốt kẹp

6. Trục tang tời 13. Ống dẫn nước làm mát 7. Răng của đĩa xích

Hình 3.3 Cấu tạo trục tời khoan

Trục của tang tời là một chi tiết quan trọng, đảm bảo độ an toàn cho bộ thiết bị khoan, đảm bảo tuổi thọ lâu dài cho máy. Vì vậy công việc thiết kế, chế tạo, lắp ráp, vận hành và bảo dưỡng đòi hỏi phải chính xác và chất lượng.

Trục của tang tời được gia công theo phương pháp rèn từ loại thép hợp kim, thông qua tôi cải thiện để đạt được tính chất cơ lý cao. Công việc tính toán thiết kế trục phải quan tâm tới các tải trọng biến thiên trong suốt quá trình tời làm việc.

Hệ thống tải trọng tác dụng lên trục tời bao gồm các lực sau: + Lực từ dây cáp

+ Mô men xoắn từ các bánh răng xích truyền động + Lực từ các bánh phanh

+ Lực dọc trục

+ Lực do trọng lượng riêng của tời và những phụ kiện lắp trên đó. + Ngoài ra còn tính đến mô men phanh thủy lực.

3.2.3 Tang tời

Tang tời là thiết bị hình trụ được lắp trên trục tang tời. Trên tang tời được xẻ rãnh xoắn theo chiều cuốn cáp để cáp được cuốn khít. Hai đầu tang được luyện cứng và chống mài mòn, ở đó được lắp hai băng phanh. Có tang tời chính và tang tời phụ.

1. Gối đỡ 2. Chốt hãm 3. Chốt bu lông 4. Gờ tang phanh 5. Trục tang tời 6. Rãnh chứa cáp 7. Ống dẫn nước làm mát Hình 3.4 Tang tời

Một phần của tài liệu Tổ hợp tời khoan DRECO D2000E sử dụng trong XNLDDK Vietsovpetro (Trang 29 - 33)